Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
 www.vietnamvanhien.net


 


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến xin được trân trọng lưu trữ và phổ biến những biên khảo và sáng tác của ngài X.Y. Thái Dịch Lý Đông A, để tri ân sự hiện hữu của ngài trong dòng sinh mệnh Việt cùng những đóng góp vô cùng quý báu cho nền văn hóa văn hiến Việt
.




  Huyết Hoa
           X.Y. Thaí Dịch Lý Đông A

II-1- HỐI HẬN

Người ta đã tốn bao nhiêu lời lẽ ca tụng những cái lớn lao của thời Tam Ðại nước Tàu cùng các cuộc 89, 17 của Pháp với Nga. Sau cuộc Phục Hoạt cổ điển Âu Châu, người ta đã đặt hai thời kỳ đó làm khuôn mẫu thế giới sử trên nhân loại học. Từ nhân đạo thành lập đến nhân đạo tăng tiến, chúng ta ước ao loài người bước lên một bước thứ ba để ổn định cái văn hóa hòa bình của nhân đạo thực thể. Hai thời kỳ trên tuy nhiên trong hành trình của nó dắt theo bao nhiêu những hắc muội của dã man cùng cực làm cái hối hận ray rứt của tâm hồn ảo não cho đạo đức của Sử.

Một cái văn hóa trùm lấy cả Á Ðông "Tiền nhân chủ nghĩa" thực hành chính trị tối khoa học của nông nghiệp và âm dương học trên "chữ Lễ" suy động bởi một cơ trí "Thiên Triều chủ nghĩa", "Hán tộc thiên hạ chủng tộc đế quốc chủ nghĩa" đem kết tinh hết cái cực thiện và cực mỹ vào một công cụ "Phong Thiện" để diệt chủng bốn chung quanh. Chúng ta còn được thừa hưởng cuộc đấu tranh thất bại của tổ tiên ta với nòi Hán, cái vết máu nhơ nhớp và cột đồng Mã Viện.

"Ðồng Trung Hoa đến mang làm cột".

Lại bây giờ người ta công kích cuộc 89 chỉ là sự cấy mạ của giai cấp phú hào. Nếu lấy con mắt thiển cận của biện chứng duy vật mà xét thì người ta cho thế là phải. Nhưng lấy con mắt công chính lịch sử nhân loại tập trung mà nói, nó chỉ là cuộc vật lộn của chân lý. Sự chiếm lĩnh và hưởng thụ những tinh thần và vật chất công cụ của mỗi sự nghiệp tiến hóa trong tay mỗi người và mỗi nòi tùy theo tính chất và xu hướng của nó mà phấn động với công ích thuần nhân loại, có phải tội của 89 đâu? Tuy nhiên cái cực thiện, cái cực mỹ của đời đó rớt lại cho con cháu Pháp Lan Tây đế quốc về sau này chỉ còn lại cái vô dân chủ suy động bởi cái "máy đoạn đầu đài", người ta gọi nó là guillotine không đúng, nó là "La Francaise", máy Pháp Lan Tây phải hơn.

"Máy Pháp Lan sang để chém người".

Stalinisme làm cho cuộc cách mạng 17 mất hết nhân loại toàn tính, nhưng mà cũng mang đến cho người Nga Sô một địa vị của Thiên Triều chủ nghĩa, Trung Quốc chủ nghĩa sô viết đội lốt Pierre Alexandre, tóm lại đội lốt Tsar Komintern, than ôi! chỉ là cái tổ chức hắc ám của Franc maconnerie tính cách Anh Cát Lợi. Cái biện chứng duy vật kia có cái tác dụng thời đại và địa phương của nó cũng như cái lý tắc cơ giới của thế kỷ XVII đẻ ra vô dân chủ, tuy không được đúng chắc, nhưng mà cũng vừa đủ để sửa soạn một cuộc tiến hóa, cống hiến một cuộc phản tỉnh về đời người ta trên thực tiễn, phê phán và tu chỉnh cho nhân loại một nền tảng kinh tế trên "phụ kinh tế" mà không "siêu kinh tế". Trên thực trạng của Nga Sô Viết, nếu Marx mang Nga quốc hóa đi được trên thực thể của biện chứng đó, đó là vấn đề kỹ thuật, thì nghĩa là thực hiện một Thiên Triều chủ nghĩa Komintern, một thứ Tsarisme.

Thế giới muốn ổn định phải giác ngộ không một thiên hạ chủ nghĩa, hoặc đội lốt dân chủ, hoặc đội lốt Tam Dân, hoặc trắng trợn như Phát Xít hay hùng hồn như Nazi làm bận lòng các anh. Ðừng ngừng trệ, đừng theo đuôi, nếu Lão Tử với Gandhi gặp nhau tất cũng đồng ý rằng chỉ có chủ nghĩa của các ông ấy như có thi hành ra được họa may mới có toàn tính nhân loại, thực thể nhân loại, mới cộng sản, dân chủ và nhân nghĩa được. Trotsky bị giết đi để chứng thực cho thế giới rằng Mác Xít chân chính đã bị chối bỏ.

Có cái gì qua các thời đại? Cách thức sống của các bộ lạc, các nòi giống, các thời đại, các khuôn khổ. Người ta cần bàn tay với luân lý gia đình cho nông nghiệp; người ta cần lý trí với bản lĩnh cho thương nghiệp, người ta cần lý tắc với vô đạo đức cho công nghiệp. Tổ chức Teuton bên Ðức hay Lạc Chế bên ta đời Hồng Bàng còn vẽ được chân hình cái toàn tính của loài người. Như muốn xác định nữa, còn phải theo Lão Tử với Gandhi. Sự sống của người ta y cứ vào người ta hết. Bởi vì người ta sống trong vũ trụ; vũ trụ đó là đối tượng đại đồng của loài người. Người và vũ trụ trên nền tảng và điều kiện chủ khách quan sinh sản ra hết thảy. Tự ta quyết nhiên có cái bản lĩnh độc lập, tự do, sinh tồn ở ta đó. Bao nhiêu cái hoa mỹ, bao nhiêu cái tinh vi, bao nhiêu những năng lực và công cụ tinh thần với vật chất, hữu hình hay vô hình chỉ là những thuộc tính của sống còn Duy Nhân, Duy Dân chân lý ở trên cái nút tự tại trong vũ trụ kia. Thái cực, giác ngộ, chân như, thượng đế, cực chất của xã hội theo cái tính lưu động của loài người mà lưu động phải tìm đâu xa!

"Nhân đạo đừng mong quân lợm khẩu"

"Nhân quyền chớ cậy đứa xanh ngươi".

Quản Trọng nói câu: "Nước lớn nhiều thì hợp các nước lớn vào đi đánh các nước nhỏ để làm bá đạo. Nước nhỏ nhiều thì hợp các nước nhỏ lại đánh các nước lớn để làm vương đạo". Hãy hối hận, hãy luôn luôn đề phòng và cảnh tỉnh cả mình và mọi người để đi tìm nhân nghĩa và đạo đức. Dân chủ, vương đạo nếu chỉ nắm được cái vỏ của nó, cái bóng của nó trên bao nhiêu hoa mỹ, anh hùng vinh quang của nó mà mất thực thể của nó thì trên hành động và nhất là lập ngôn của các anh sẽ chỉ là của độc sâu cay cho loài người mà thôi. Duy Dân chủ nghĩa như muốn thế giới hóa hay hợp hơn, đồng nhân hóa, phải làm cho thế giới mỗi người, mỗi nòi nghiêm ngặt hiểu rõ những thống khổ và hối hận kia. Phải sám hối, phải nghiêm ngặt giữ gìn cương thường Lạc Chế làm nền tảng tự lực trên hết mọi chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và nhân chủng. Các thứ chế độ chỉ là ngành ngọn mà thôi. Ðạo đức, nhân nghĩa, vương đạo, dân chủ như lột truồng ra, trút sạch một tấm lòng yêu thương loài người trên thực thể, há chẳng phải chỉ còn một thủ đoạn khoa học làm khéo của giống buôn loài người, giết người, buộc người một cách văn minh "theo ý nghĩa dã man" ư? Cuộc Duy Dân cách mạng của nòi Việt muốn là một "Kultur Kampf" cho nhân loại nguyên tắc toàn thế giới, nhân loại là một nhân đạo toàn tính mà không còn những độc chiếm hay tự do độc quyền như lối English Liberty, hay Liberté Francaise, hay hưng Hoa diệt Di được nữa.

II-2- TRƯỜNG HẬN

 
Ðây là mối dằng dặc trường hận của cả một vũ trụ trường hận, tấm lòng của cả một mênh mang sống vô bờ bến. Còn gì nữa? Ðã nghe kêu: O horror! O horror! O horror! Ôi gớm quá! Vũ trụ chỉ còn sau mỗi đổi đời, thất thanh kêu gào rít lên như vậy trong đáy lòng mỗi con người Phật. Bao nhiêu linh hồn cũng như bao nhiêu thể sống chưa thành tựu đều tìm một an ủi, một ôm ấp trong cái hoài bão lớn lao của rỗng không vô tình đó. Một hữu tình lớn lao? Không phải! không phải chỉ riêng một loài người, một loài người con con, mỗi sát na, mỗi vi trần đều là thể sống, sống thực, cần phải thuyền từ, bác ái và tế độ. Nhưng mà chính thế đó, chúng sinh vô hạn lượng, tự cứu lấy mình không cứu nổi ai. Mỗi phiền não rất lớn ở trong cái vô ý nghĩa rất lớn của vũ trụ, lòng đại độ mấu cứ vào cái ý nghĩa lớn trong cái vô ý nghĩa rất lớn lao đó.

Chỉ có rỗng không là rỗng không. Mỗi tư tưởng bắt rễ bén mầm trong cái sầu thảm của rỗng không đó, sống còn vô bờ bến. Hết cái bờ bến của vô bến đó có một bờ bến viên mãn là sự yên lặng rất sống, rất sáng, rất cơ, rất thực, rất đẹp ngay trong đó là một công cuộc cứu vớt ở vô cùng trong luân hồi vũ trụ đó. Không, quyết không, thật không có cái gì là tài phán cuối cùng của ai hết; không ai làm chúa hết, chỉ có lòng Phật làm chúa mà thôi!

Tất cả vũ trụ phải được cứu, sự cứu vớt ấy luôn luôn không dứt. Mỗi vi trần và mỗi sát na hờn oán, đau khổ, tối tăm, mê mẩn, sợ sệt, tức bực là chỉ đều quay về hết lòng từ bi vũ trụ, đã đồng nhất hóa với cái bản thể vũ trụ rất sống, rất sáng, rất cơ, rất thực và rất đẹp. Im lặng và nhắm mắt lại, im lặng cứu lấy vũ trụ hồn nhiên, cứu lấy, sao không cứu được mau! Không cuộc cách mạng nào lớn lao đến để cứu vũ trụ ư? Chịu để cho vô thủy, vô chung giày vò mãi sao? Nhắm mắt lại, hãy im lặng làm hết những cái anh có thể làm được đi. Ðóa hoa xuân đã nở, đợi mùa thu sang rọi ánh trăng tròn. Xuân với Thu luân hồi nhau mãi, mãi mãi vũ trụ còn dằng dặc cái trường hận đời đời! Thích ca đã thất bại một cuộc cách mạng. Jésus, Lão, Marx đều đã thất bại cả, để lại một bài thơ Thu Nguyệt Xuân Hoa! Ôi gớm quá! Ôi gớm quá! Ôi gớm quá! Còn gì nữa? Còn gì nữa?

Những lợi hại thị phi, thiện ác, buồn vui, sống chết của vô thường! Nhưng mà Phật hãy còn, còn luôn luôn, ngày ngày còn, mãi mãi còn, còn luân hồi của cái vũ trụ trường hận ấy. Phật vẫn còn, còn gì nữa? Ðâu là Thích Ca? Chỉ còn có mỗi cái phiền não sầu thảm của trường hận vũ trụ đời đời! Còn cái phiền não đó, còn nhiều Thích Ca và là Thích Ca những ai đã cứu được cái phiền não đó. Tiếng gọi của Sử, như một tiếng động vang trong sương ra tỉnh vào mê, không dứt dào dạt với muôn đời gọi lên một hồn nghĩa vụ. Sự đào thải với tái sinh qua các cuộc mưa nắng Xuân Thu biểu hiện lên một tình cảm, đó là tâm sự của Sử. Tất cả những lời máu và thủ ký của Sử đó còn lại với tiếng gọi và tâm sự của nòi giống ở trong cái di sản toàn bộ của Sử. Thử hỏi di sản của Sử có những gì? Cả một nòi giống trên sự thực sống biết, sống tinh thần và vật chất theo một phương châm dẫn dắt bằng một linh hồn của sống ấy, nghĩa là cả một thiên hạ hiện tại để làm cho ngày mai và cả một thiên hạ ngày mai làm cho ngày kia nữa. Tất cả những chuốt lọc thiên nhiên và nhân vi trong đời người đã để lại của quá khứ những gì làm nền tảng và điều kiện cho ngày nay. Lê Văn Hưu cũng như Trần Hưng Ðạo, Hàn Nguyễn Thuyên cũng có ý nghĩa như Lê Thái Tổ làm nên cả một truyền thống của dòng máu Việt.

Những chất liệu linh hồn ấy đã hòa thân vào ý chí sống chung và cả đời đời thành những lượng tử (quantum), năng tử (neutron) hoạt động hơn, nó chuyển động tất cả một kết cấu nguyên hình chất (protoplasma) của nòi giống, một văn minh trọn vẹn và đầy đủ, ví như văn minh đời Hồng Ðức đặt cái cương thường trăm thuở (24 điều giáo hóa) làm đề cương cho pháp luật. Dưới cái cương thường đó tổ chức nên một sinh mệnh chung cả của đạo đức, văn đức, vũ công và kinh tế. Lịch sử còn chuốt lọc và mài giũa nên mỗi chủ lực của đời thuở làm lõi chốt cho quốc dân. Thế hệ ngày Bông Lau còn phục hoạt lại ngày Bình Ngô, mỗi văn minh trên vận hành của Ðại Việt ta không dứt bằng khởi điểm của nó, không giờ phút nào ngơi. Chu Văn An cũng như Nguyễn Du, di thần nhà Lê cũng như di thần nhà Trần đều là những hạt giống khí tiết và những mô phạm của chân tài tử chỉ có những sĩ khí tiết và những chân tài tử, mới sống được ở trong sự sống của hồn Sử và quốc hồn.

Lý tưởng của Sử nở lên như một bông hoa Tổ hồn, văn minh là như thế. Hồn của Sử là hồn đáy tầng của nòi giống, đáy lòng mỗi người, đáy sống của Tổ Tiên truyền dõi mãi mãi. Hồn của Sử thiên vạn cổ còn nhắc đi nhắc lại trên truyền thống của loài người một cái ám ảnh sáng ngời trong tâm lý.

"Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ"

"Tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ"

Ôi! Cảm được thấu cái tâm sự Xuân Thu đó nghĩa là sống bằng Hồn Sử, không ra ngoài hồn của Ðạo, của Sử muôn thuở. Trung với quốc gia, hiếu với nòi giống "tôn quân phụ" trên nền nhất thống, đòi cuộc độc lập, đuổi giặc xâm lăng, trừ giống hủ bại, dẹp quân phản động diệt đàn phá hoại, đòi nhất thống, thảo loạn tặc, giữ nắm cương thường, tôn trọng thể chế, làm chính lòng người, rửa sạch tà thuyết với dị đoan, làm cỏ tà đảng với gian đảng, tôn phù lẽ công, sáng tạo lý cụ (outillage) và khí cụ (matériel), vót nhọn vũ khí ý thức làm nên vô lậu quốc phòng, chấn chỉnh văn minh chính nghĩa, làm nên tĩnh độ hòa bình đấy là sứ mệnh của Xuân Thu. Ôi! Công việc của thánh với vương, nhưng mà trách nhiệm của bố cu mẹ đĩ hết cả với cuộc hưng vong tồn tục của loài người và của nòi giống. Người ta cũng như con vờ, sống ngắn ngủi như thế, nhưng mà sống vô cùng, vì loài người còn sống mãi mãi, mỗi con vờ có ý thức và tư tưởng là một tế bào hoạt động của sinh mệnh Xuân Thu. Người ta cũng như con dã tràng xe cát bể Ðông, nhọc lòng mà không công cán như thế, nhưng mà là có công cán lớn lao vì loài người còn nhớ mãi công cán của mỗi con dã tràng ấy! Người ta cũng như con thiêu thân chui đầu vào lửa mà chết. Nhưng mà mỗi sự hy sinh cho ánh sáng của loài người là mở đầu cho mỗi đun đẩy văn minh đó. Vai Atlas có ai khiến vác quả địa cầu? Chu Văn An thế mà dâng biểu giết nịnh! Những công việc đó đều là công việc của Hồn Sử nghìn Xuân Thu, của tất cả loài người cũng như của mỗi dân tộc.

II-3-ÁI HOA

Tất cả những tài năng đạo đức chỉ là hương thơm của đóa hoa Nhân Ái nở mãi không tàn. Nhân ái một khi được sáng suốt viễn kiến, chế độ hóa, thực tiễn hóa, quy củ hóa mới chân thực là nhân ái có thực hiện thực thể cho loài người và vũ trụ. Ðóa hoa nhân ái là cả một kiến trúc lẫy lừng của lý tưởng, cái lý tưởng lập thể của nhân loại. Ðóa hoa nhân ái thấm vào thấu suốt mỗi sinh mệnh làm cho những tiếng gọi sứ mệnh, tiếng gọi vô thanh, vô hình. Chỉ có hương thơm, hương thơm của nhân ái. Nhân ái mà cũng đến bị bài xích, bị lợi dụng, bị chiêu bài, bị đầu cơ, thôi hết cả! Mà đến thế, trời đất mà đến thế. Ai là những người kỳ ưu thiện ý?

Ðóa Ái Hoa còn là đóa trí tuệ hoa. Bây giờ ta mới chân thực hiểu thế nào là sinh tri. Sinh tri chẳng phải là nghiêm ngặt và ấu trĩ đẻ ra đã biết, biết từ mới đẻ. Sinh tri là trí tuệ tự sinh, sinh ngay bằng sự bừng nở cửa trí tuệ. Chữ giác ngộ của Phật cũng cùng một ý ấy. Tịch chiếu, hội quan, quán thông, quán tưởng, trầm tưởng, mặc khải đều là những thuộc từ của sự sinh, sự tri... Phải là một sinh mệnh dàn dụa nhựa sống, đầy dẫy ánh sáng của xuân tình mới nẩy nở ra cái cơ sinh tri đó được.

Ðóa Ái Hoa còn là đóa ngữ hoa, giải ngữ hoa, giải hoa ngữ, ngữ giải hoa, hoa với ngữ như sát chặt với nhau trên sự thăng hoa tuyệt diệu và tột bậc của vóc tinh thần thiết diện, linh thiêng ở những lời hùng hồn của từ bi hay của nhân ái hoa là tri âm hoa với tri âm ngữ, cái tinh kết của sinh mệnh đời đời, khúc nhạc của vận động thuở thuở.

Vườn xuân của đời nhân ái hoa nở đầy lý tưởng hoa: xuân thu hoa, ái hoa, tri âm hoa, trí tuệ hoa; tiếng đồn dậy: tri âm ngữ, đồng chí ngữ, ái ngữ, lý tưởng ngữ, vong quốc hoa (Nam Thi) phải là nhịp uyển quỳnh đủ cả tình tang của muôn tiếng.

"Thiên hạ vạn nhi tranh hồng tử"

"Thùy thức kiền khôn tạo hóa tâm".

Người Việt tri âm hãy lặng ngắm quốc hoa Việt, hãy đọc quốc ngữ Việt, ái nhân, nhân ái, chúng ta mới biết được rõ ràng là tri âm ngữ với tri âm hoa của Ái Hoa.

II-4- BẠCH VÂN

 

Những tầng lớp mây trắng bay đùa sao mà xúc cảm thế. Hình ảnh của vận động tang thương không gì não nuột và bực chán bằng mây trắng.

"Tiết gìn thiên cổ tình khôn dãi"

"Óc tính trăm năm gan dễ phơi"

Mây trắng bay trên trời không còn ngăm mãi ở lòng người, còn ngăm mãi ở đời sống người, ngăm mãi trong thâm đáy của dòng đời nay đã in bóng xuống nước, mây bay nước chảy nhưng mà nước còn mãi tâm tình mây. Những từng lớp thế hệ dằng dặc kéo vào thâm đáy của quá khứ. Không, không, thời gian không chảy xuôi, thời gian rút ngược lại, từ bây giờ trở lại, từ ngày qua trở lại, nó kéo dồn dập về sau lưng ta. Ta đi xuôi, ngược lại cái sống ngược lại, những tầng lớp thế hệ kéo ùa vào quá khứ, nhưng mà hình ảnh và tác dụng còn tích cực khuấy động đời đời.

"Trúc lụa đã dày phen trị loạn"

"Son xanh còn chiếu dạ hơn thua"

Những linh hồn xưa còn ký ngụ vào làn Bạch Vân trên sử Xuân Thu không dứt, những linh hồn của các tầng lớp chiến đấu đời đời. Có những chiến sĩ làm việc dương chu, có những chiến sĩ làm việc âm phát, có người làm việc hữu hình, có người làm việc vô hình, có những công việc đã hiểu rồi, có những công việc vẫn tưởng vi mang, có những tinh chỉ chế độ thúc đọng lại, vùng vẫy hay tản mạn trong đáy dòng sử, sống trong đáy hồn, đáy tầng.

"Kéo lớp lớp trên am Bạch Vân

Mà còn cái gì? Những cái sống

Mà vì cái gì? Vì những cái bởi"

Người ta tưởng tượng như đứng cung kính kiên thành trước bậc đền Delphe, nghe cảm hứng lấy những tiếng của đời xưa theo cái dòng sống người ngược lại, cái dòng sử ngược vang vọng lại hiện tại để mà nghe cảm hứng lấy những tiếng vi mang đó ở trong mỗi động tác, mỗi cái tầm thường, mỗi cái ngây ngốc, mỗi cái ngu si, đến cả mê tín của đời đáy tầng, tức là nghe cảm hứng lấy Tổ hồn, Quốc hồn, Sử hồn, kể chi những tiếng ai oán, những tiếng ước vọng, những tiếng hằn học, những tiếng hò kêu, những tiếng thúc giục.

Ý chí chi mà ý chí thâm

Ý ai mặc ý hóa công thâm

Ðương cơn lửa lạnh thâm đầu rót

Chắc có còn thâm với hóa tâm

Ở trước bàn thờ của các thế hệ trước mà dân Việt đang còn sùng kính, há không phải những tiếng thực tế ư?


II-5- UYỂN HỒN

Thôi chúng ta biết cái tác dụng lịch sử tàn ác, cái cấu tục sinh ra nòi Hồng Việt và bắt nòi Hồng Việt than, bắt nòi Hồng Việt hỏi, có ai giải cứu cho người Chàm, người Thổ, người Mường? Chỉ có người Hồng Việt. Ðau đớn thay dân Ngái, dân Mường, dân Thổ, dân Mán, dân Kha, dân Mèo, dân Nùng nòi giống của chúng ta. Một tiếng chuông chùa hồi thôi vừa hồi, bây giờ không còn được nữa, chính là chỉ đồng vọng tiếng khèn, tiếng hận của Mế Hê, tiếng lòng của Khu Lân, Khu Lân người anh hùng cứu quốc của Ðại Việt. Có ai biết cái tiếng của đất nước nòi đường ngược? Có ai còn nghe thấy cái tiếng ấy? Một làn gió lạnh của Hồn Uyển!

Tôi đã không tiếc sao sinh ra loài người Hồng Việt nữa, nhưng mà tôi còn tiếc sao trong bao gian nan của tôi không cho tôi những rỗi thì giờ đi bát bộ mẹng, đi hát trống quân, đi hát đúm, đi hát ví, đi rước nước, đi nghe đàn cồn, đi săn linh hồn của tôi nữa, và nữa, vào cả những núi đá kia, những vườn xanh kia, những đống củi kia, những tháp tàn kia, những lều tranh kia, những ruộng đỗ kia, để mà được hiểu hơn nữa, và nữa, những linh hồn ấy nói gì? Muốn gì? Hỏi gì? Tiếc mong gì? Nước chảy xuôi, gió thổi xuôi! Còn trong không còn nữa, sống trong không sống nữa! Ghê gớm chưa cái đãi lọc muôn đời !!!

Ấy đấy, cả một tâm trạng Bách Việt chỗi dậy sống lại trên đời mới. Tôi không tiếc được nữa tại sao chúng ta không sinh làm người Mường, người Mán, người Thổ, người Lào để cứ làm chủ nghĩa Bách Việt Duy Dân? Nhưng mà đất nước hãy còn, không còn mà thực còn ở trong lòng của cõi chết để làm cái đáy vực, cái rốn bể của tiến hóa. Chúng ta cả Bách Việt cứ giác ngộ Bách Việt và nòi giống ấy là đã chân chính sống lại đó, sống sâu sắc, sống triệt để, sống sáng quắc, sống bộc liệt, sống oai hùng.

Người Phi Châu rồi sao? Nói gì đến người da đỏ rồi sao? Ai hát lại chiến ca của người da đỏ? Ai hát lại xa xam của người da đen? Những câu hỏi mỉa mai đó nó lật nhào hết cái đạo đức kỳ quặc của văn minh thế kỷ XVII, XVIII, XIX, XX Gia Tô lịch.

Người Atzèque sống lại hay người Mexique trôi tàn? Âu Châu của nòi Hy La còn mãi hay Âu Châu của người Barbares sống lại? Ðều là những nghi ngờ thiên vạn cổ, hóa công vẫn giải quyết ngầm.


III-1- THỜI ÐẠI


Duy dân biện chứng đặt để nền tảng của một lý luận đúng đắn về xã hội với thời đại nó cắt nghĩa được rành mạch và thực tại hết thảy hiện tượng của lịch sử trên sự thực của sự thực, chối bỏ được hết những sai lầm của duy tâm, duy vật, duy sinh với thực dụng chủ nghĩa.

Trào lưu của thời đại gần đây gồm có ba:

1. Quốc tế cực quyền chủ nghĩa (Totalitarisme International).

2. Quốc tế tư bản chủ nghĩa (Capitalisme International).

3. Quốc tế cộng sản chủ nghĩa (Communisme International).

Cực quyền nắm chủ động được trước vì nền tảng xã hội của các nước Ðức, Ý, Nhật: với dòng sống lịch sử của họ quy định một bước đi thời đại cấp tiến hơn, ở đó có một chuẩn bị sớm và nắm quyền chế phát. Ðến năm 1942 trở đi, tư bản trở lại nắm được chủ động từ trong nội dung kinh tế bền dai, rộng rãi và tiềm lực của họ. Cho nên ngày Nga bị lôi cuốn vào chiến tranh, rồi đến ngày Nga tuyên bố giải tán Ðệ Tam Quốc Tế trước khi Trotsky bị đồ đệ thân tín của hắn va một búa ám sát (Ðệ Tứ Quốc Tế trong vòng vỡ lở hẳn), và từ trước khi đó nhiều năm, Cộng Sản không nắm được quyền tả hữu của thời đại. Sự vận động của lịch sử triệt để đào thải sức đứng thứ ba, cho nên, nếu Cộng Sản không bị tiêu diệt hẳn với Trục tâm thắng, thì bị đồng hóa với Ðồng Minh thắng, điều này đã dự đoán trước một cách chắc chắn từ 1939, càng đi với thời cuộc diễn tiến càng chứng thực không sót.

Sự đấu tranh gay gắt của hai mặt trận chủ động cực quyền và tư bản bằng tiêu hao, giết tróc, và kéo dài, quy định nên một cuộc rối ren không thể bằng sức người cứu vớt lại được, nó làm cho dù bên nào thắng lợi trên chiến tranh cũng sẽ thất bại đau đớn trên hòa bình; bằng cái tình thế rối ren đó, cuộc đóng cõi (frontières fermées) làm bằng cuộc hướng tâm cách mạng dự đoán từ 1939. Những nguyên tắc dân tộc và nhân tố tâm lý đi sát với diễn tiến tất nhiên của kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội làm cho hướng tâm cách mạng trọn vẹn. Các dân tộc nhỏ yếu với các giai cấp đau khổ lúc ấy sẽ là những lực lượng mới ra sáng tạo một thời đại mới 2000.

Nguyên lý của dòng sống máu một dân tộc có thể lấy cái nguyên lý của thủy lực học (science hydrolique) mà chứng minh. Làn gió đáy sẽ thổi dạt dào các luồng sóng đáy, sức nước nguồn từ mỗi vỡ bờ sẽ bằng tất cả cái sức mạnh của các bế tắc thời đại với lượng nước bị ứ tắc mà vỡ lở ra trong một phạm vi quy định bởi sức lực, quy tắc và tinh thần nội tại. Một cuộc nổ bùng 1793 và Napoléon thức (éruption napoléonienne) sẽ đặt để một văn minh Vạn Thắng mới của nòi Việt từ muôn năm. Các lần vỡ bờ từ Ðinh, Trần, Lê, Nguyễn Huệ sẽ tái diễn trên một nền tảng to rộng và cao độ hơn bằng cả một sức lực lịch sử và nhân chủng tích góp, theo lý tắc Totem Rồng Tiên của Bách Việt vạn năm trước mà giải quyết vấn đề Ðông Nam Á, tức là Ðại Nam Hải Á Úc Châu một cách thỏa đáng. Các nòi chi tiếng Môn sẽ lập lại một trung tâm của sống còn mới.

Ấy, thời đại này trên cái văn hóa quốc phòng khoa học, quân sự, công nghiệp tư bản chủ nghĩa kinh tế, diễn tiến bằng cái trào lưu là như thế, đặt để bằng cái hình thế của giai cấp và dân tộc toàn thế giới là như thế. Duy Dân biện chứng pháp chối bỏ lối trông thời đại của duy tâm là xâm lược với phản xâm lược hay quốc dân chiến tranh, lại chối bỏ lối xem thời đại của duy vật là tư bản với vô sản hay giai cấp cách mạng, đồng thời còn chối bỏ nốt lối xem thời đại của thứ triết học duy sinh phiến diện (superficielle), bình diện và thực dụng (empirique) là chính trị đấu tranh thường phát sinh ra từ hội nghị nọ hay hòa ước kia.

III-2- CHIẾN TRANH


Triết học duy tâm cắt nghĩa cuộc chiến tranh này là do dân tộc tính ăn cướp của Ðức, Ý, Nhật gây nên, bởi thế bóc lột hết thảy các công cụ và các cơ năng chiến tranh của Trục tâm là cần yếu, đồng thời các triết học loạn đời với tất cả các tinh thần cừu hận cũng phải làm cho mất tích.

Các nhân sĩ gọi là khai minh hơn và lối triết học thực dụng duy sinh cho là các nước dân chủ ăn no quá quên cả phòng bị mà gây nên. Riêng phái duy vật cho và dự báo trước bốn nguyên nhân:

1) Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với đế quốc chủ nghĩa.

2) Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với dân tộc bị bóc lột.

3) Tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với Tô Nga.

4) Ðế quốc chủ nghĩa từ trong nội bộ có tư bản giai cấp mâu thuẫn với vô sản giai cấp.

Duy Dân chủ nghĩa chính đính và chứng thực rằng cuộc chiến tranh này chỉ là cuộc tranh bá chiến của hai mặt trận đế quốc cực quyền với tư bản dân chủ giả xúc tiến và chứng thực bằng lý luận và thực tiễn của quốc phòng kinh tế trên các nền tảng triết học của tư bản tái sinh sản chính trị hóa (reproduction du capital). Trật tự mới của Âu Châu, trật tự mới của Á Châu cũng như khu vực tổ chức tập đoàn kinh tế trên các hiệu triệu chiến tranh của chính trị địa lý học, đi theo với thuyết sinh tồn không gian (espace vital) hay tiến lên một bước là thế giới liên bang (Fédération internationale) có một tổ chức đằng sau phải là một hậu thuẫn bằng vũ lực, đấy là mục đích tác chiến của cả hai phái trong giai đoạn thế kỷ hai mươi này (sẽ nói rõ trong vấn đề Chiến Hậu). Sự khống chế thế giới phát sinh từ cái nhu yếu của mỗi dân tộc đã đến cực điểm của văn minh tư bản và vật chất. Sáu vấn đề nền tảng của thế giới (xem tuyên ngôn ngày thành lập Tổng Ðảng Bộ) ví như không giải quyết được triệt để thì vô luận một hiệu triệu giả dân chủ hay giả chính nghĩa nào cũng chỉ là ngoài mặt để che lấp cho sự thực của phát triển xấu xa và tội ác tự nhiên tất có của văn minh cũ đã thối nát.

Nếu nói cuộc chiến tranh này là thần thánh chiến do cái mâu thuẫn của đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa thì chỉ là nói mơ, hoặc tiến lên một bước là thay đế quốc đánh lừa dân thuộc địa cho tưởng có phần vinh dự của mình vào để mang nhân mệnh và tài sản ra đỡ đạn cho ăn cướp lịch sử.

Tội tình! Sự phân tán một đống của có phải là ở kẻ có của yếu ớt gây ra sao? Cuộc chiến tranh lần này dân tộc nhỏ yếu là chủ động gây nên với đế quốc? Cuộc mâu thuẫn giữa dân tộc thống trị với bị thống trị là động cơ của giặc giã? Dân tộc bị thống trị có đủ vũ lực và chủ động ra tuyên chiến với đế quốc? Một dân tộc từ thiện nào để cởi mở cho các thuộc địa bị đè nén mà gây chiến tranh? Muôn lần sai, nghìn lần lầm.

Chỉ có một cuộc chiến tranh thuần túy do mặt trận thế giới các dân tộc bị áp bách đánh giết mặt trận ăn cướp thống nhất mới gọi là cuộc thần thánh chiến tranh đó.

Có người nói Trung Hoa đánh Nhật Bản, đó là tiền tiến và đặc chứng của trận giặc lần này, có biết đâu Tàu với cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ là một nước "Thiên hạ chủ nghĩa" lối cũ, đế quốc chủ nghĩa lối Á Ðông để thích ứng với cách thức và đường lối mới của đế quốc chủ nghĩa mới là xâm lược chủ nghĩa lối Âu Mỹ, trong giấc tự tỉnh của "con sư tử ngủ" tự trở mình dậy để đi kịp trên con đường chinh phục mới mà quán triệt cái truyền thống tanh hôi của mình theo lịch sử, cái đó chứng thực với bức thư kiến nghị của Tưởng Giới Thạch gửi cho Tôn Văn yêu cầu mặc nhận hiện trạng ngũ tộc ở Tàu và bỏ chủng tộc cách mạng đi để quán triệt mục đích Hán bằng chiêu bài, bằng quốc dân cách mạng, lại chứng thực bằng ý chí, thái độ và hành động khi cách mạng của chính phủ Tưởng mà biết chắc.

Lại có người nói cuộc cách mạng Ấn Ðộ là đặc điểm cuộc chiến tranh này, có biết đâu là trên sự thực và phản ảnh của sự thực ấy là bao nhiêu lần thanh minh của chính phủ Anh, Ấn Ðộ chỉ là vấn đề nội bộ trong đế quốc Anh. Khoảng 1940 đến 1942, từ lúc Nhật Bản để gót đến Miến Ðiện, trực tiếp uy hiếp cửa ngõ cái kho lúa của Anh, với Ðức đánh sát vào Caucasie, hai bên hò reo xông vào cướp giật hạt ngọc trên đế miện của Anh, lúc bấy giờ vì chính lược và chiến lược thế giới, Ấn Ðộ trong địa vị cố nhiên trọng yếu của mình cho số phận toàn thế giới tư bản mà được Tàu, Mỹ, Nga chú ý mà hô hào thôi, há phải là Ấn Ðộ gây ra cuộc chiến tranh này? Ðức, Nhật cuối năm 1942 hết sức và thất bại trong kế hoạch hội sư ở Ấn Ðộ. Ấn Ðộ vấn đề cảm thấy thế nào? Ấn Ðộ địa vị lại trở lại một nội bộ nhỏ xíu, bị khinh miệt, bị giày vò trong đế quốc Anh vậy. Nhưng đứng về mặt Ấn Ðộ cách mạng mà nói, thực tại Ấn Ðộ chẳng tán thành Anh, cũng chẳng tán thành Ðức với Nhật. Ấn Ðộ chẳng tán thành một cuộc chiến tranh nào duy trì đặc quyền (Nehru). Ấn Ðộ đứng dậy cởi mở cho toàn thế giới bị bóc lột kể cả người da trắng bên trong bằng sự chiến tranh với toàn thế giới (Gandhi). Thái độ với ý chí ấy chính là đại biểu cho con đường đi đúng đắn của dân tộc nhỏ yếu suốt địa cầu, tiếc Ấn Ðộ chẳng phải là sức liên hợp to tát tất cả các dân tộc đó, lúc này chẳng phải là đại bản doanh của mặt trận ấy, cũng chỉ là tiên phong và cục bộ nhỏ của mặt trận ấy chưa hết lộ mặt mà thôi. Còn nếu như nói có dân tộc nhỏ yếu nọ, dân tộc thuộc địa kia tán thành mẫu quốc hay lãnh đạo quốc, hết sức tham gia cuộc chiến tranh này để mong có một thí bỏ về giải phóng hay độc lập, sự tán thành đó bằng vô tri hay ngơ ngác, hoặc là cử động đầu cơ của một lũ hoạt đầu, hoặc bị đè nén cực chẳng đã phải đem con, em, gạo lúa... của mình nộp cho đế quốc, chẳng phải một phần ngàn nào đại biểu được lịch sử và ý chí của toàn thể dân chúng đó.

Ðế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn với Tô Liên ư? Tô Liên trên cái hiện thực của phương châm dân tộc tư bản tập trung chủ nghĩa chẳng phải là cớ của cuộc chiến tranh này. Tô Liên chỉ là một phần tử lạc loài và phản động không bị tiêu diệt bởi cực quyền thì bị hỗn hóa với tư bản quốc tế. Tô Liên trong cuộc chiến tranh này chỉ là thứ yếu và bị động. Sách lược gia truyền của Lénine là đợi các đế quốc đánh nhọc lả sẽ một tay hoàn thành cả cách mạng vô sản hoàn cầu đã thất bại. Những hành động bất trí trong ngoại giao với Nhật, với Balkans (đứng địa vị khách quan của mặt trận vô sản thế giới mà nói) đủ tỏ rõ cái bàng hoàng của Tô Liên đứng ngã ba. Tô Liên trong cuộc xâm Ba, xâm Phần và càng ngày càng đi sát Anh, Mỹ, Tàu, càng tỏ rõ Tô Liên chẳng phải là thế giới đặc biệt, đi đôi với chính lược lui một bước lên hai bước chỉ có thực tiễn thất bại. Ai bảo Tô Liên là chủ động? Ai bảo Tô Liên là tổ quốc của toàn vô sản thế giới? Lại nói các mâu thuẫn nội bộ của tư bản với vô sản giai cấp trong mỗi đế quốc làm nên trận giặc này? Vô sản Anh vì Anh, vô sản Mỹ vì Mỹ, Ðức vì Ðức, Nga vì Nga, Tàu vì Tàu, Nhật vì Nhật trong cuộc quyết thắng của vận mạng giống nòi với cuộc đánh bạc máu sắt ngày nay. Cộng sản Anh yêu cầu từ 1921 tới nay bao lần vào công đảng đều bị cự tuyệt. Sự im lặng của toàn vô sản thế giới đối với Nga vào trận, sự ám sát Trotsky bởi đồ đệ thân tín càng làm cho cuộc cách mạng thế giới càng chậm lại thế kỷ. Sự đột nhiên giải tán đệ tam quốc tế càng chứng thực. Các Cộng Sản đảng các nước từ bao năm nay mỗi ngày mỗi xu hướng vào cách vận động bằng hình thái dân tộc càng được chứng nhận. Tình thế các giai cấp toàn thế giới càng cho ta một nền tảng phán đoán đúng chắc nữa (Xem nói về Cộng Sản ở dưới). Các cuộc bãi công ở Pháp (Marseille và Paris ) chỉ là phong trào ái quốc. Sự thỏa hiệp của Cộng Sản đảng các nước với chính phủ chiến thời của mỗi nước, sự chia rẽ của Cộng Sản đảng Pháp vừa đi với Vichy lại vừa đi với De Gaulle, đều là những hiện tượng đau thảm của vô sản trên lý tưởng bằng đấu tranh không có phương pháp sáng suốt và ỷ tựa chắc chắn. Các cuộc bãi công ở Mỹ không phải do Cộng Sản gây ra, hoặc phần nhiều là do hành vi của cô lập sai khiến, đồng thời là những hành vi càng khiến cho Mỹ trên chế độ dân tộc tiến vào trạng thái dự trước của Duy Dân chủ nghĩa về chiến hậu.

Cuộc chiến tranh đã thế cũng chẳng phải là do tính ăn cướp của một vài dân tộc, hay do sự ăn no ngủ kỹ của một vài nước trọc phú. Nó có một căn nguyên lịch sử của Duy Dân biện chứng pháp.

Cuộc chiến tranh này thuần túy là cuộc tranh bá chiến của hai phe đế quốc. Sự thất bại của họ trên hòa bình chính là thời cơ nhằm đúng của hướng tâm cách mạng, một con đường mới cho đời sống thế giới mới trên con đường lịch sử phải đi triệt để của các nước nòi nhỏ yếu hợp với giai cấp bị bóc lột, chỉ có thời cơ đó chân chính là một dịp sống mới của loài người mới thuế biến, đột biến và đặc biến.


III-3- CHIẾN HẬU

Cái nhược điểm của trào lưu Cộng Sản tức là đệ tam quốc tế dưới những áp bách của hình thế thực tiễn mà giải thể (1942) sau khi cái nhược điểm của Dân Chủ Cộng Hòa trận doanh là Pháp bị đả đảo (1939). Nhược điểm của Phát xít trận doanh là Ý Ðại Lợi vỡ lở năm 1943 (8/1943) mở đầu cho cái nhược điểm to lớn nhất, bên nào cũng phải cần, cần để rồi không tránh được đó là sự thắng trận. Như đã nói từ 1939, chủ động giật lại phía Dân Chủ tư bản thế giới, mặt trận từ sau này mà đi tròng trành giữa lợi thế về chiến lược trên địa giới của Nhật với bức lũy sắc Âu Châu của Ðức. Ðức có thể thua được trong ngoài 1945. Nhật bị nội bộ Ðông Á giải thể trong ngoài 1946. Từ đấy thống trị bởi sự thắng trận. Thắng lợi là chuyện tất yếu của chiến tranh, sau đấy nó có thể mang đến sự thất bại của hòa bình. Anh với Mỹ có thể liên hợp thành một chủng tộc liên bang, lấy kinh tế ra đè ép và buộc chặt thế giới, hoặc Anh vẫn là Anh đế quốc kiên quyết cự tuyệt những nguyên tắc Ðại Tây Dương ứng dụng vào nội bộ của mình, Mỹ vẫn là Mỹ đế quốc thực hành xong "monroisme" mà cương quyết đòi môn hộ khai phóng toàn thế giới. Hai đế quốc ấy đứng trên một hàng trận có mâu thuẫn bên trong như thể chia đôi bá quyền toàn thế giới. Sự giải quyết chung nhau của Anh, Mỹ với vấn đề Nga xúc tiến nên hội nghị Moscou (10/1943) ở đây Anh, Mỹ muốn cho xong vấn đề Ðông Âu, Nga đánh Nhật và đánh Ðức một thể, vấn đề Turquie và Cận Ðông, Anh với Mỹ trong cuộc lãng giải, như là khắng khít như thế, thực tại vì đại địch đương tiền, đại địch hiện nay là Ðức, Ý, Nhật, đại địch tương lai là Nga, đại địch giả định cho tương lai nữa là Tàu. Tàu tuy bị gọi là một trong tứ cường nhưng mà sự lãng bỏ khinh miệt với sự dè dặt và sự đề phòng càng ngày càng phải tăng. Cái hình thế nước Tàu phóng trông ra tương lai, 20 năm sau 1944 chẳng hay ho gì. Những dã tâm của Tưởng Giới Thạch biểu hiện từ trong ra đến ngoài rất đáng kinh khủng cho toàn nhân loại. Những vấn đề Tàu yêu cầu chiếm lĩnh Việt và Hàn ở Washington và yêu cầu các quyền lợi chính trị với kinh tế các phía có Hoa Kiều (nhất là Nam Dương) chưa đủ để cảnh tỉnh Anh, Mỹ hay sao? Tất cả tuyên ngôn đường mật chỉ là đánh lừa và là thừa cho những nhà quan sát chính trị, nhưng là những tài liệu rất quý cho những nhà học về tâm lý trên lịch sử và chính trị. Người ta muốn công nhiên một cách mâu thuẫn bá chiếm cả thế giới, nhưng mà người ta còn cần hiệu triệu, thứ nhất là cần đánh lừa. Hitler nói: "đánh bạc" là thế.

Họ đề phòng hết cả, dự kế hết cả, nhưng mà có một thứ ác hại nhất, lớn lao nhất, và đại địch nhất của hết thảy thắng trận là sự thất bại trên hòa bình một cách đau đớn. Những trào lưu anarchy về kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm lý sẽ chạy từ những nước thắng trận ra ngoài để gặp những sự thực anarchy đã hình thành trên khắp các nước bại trận đưa đến sự đóng cõi và phản tỉnh cần cho mỗi nước. Cuộc đấu tranh thực tế của các nước nhỏ yếu lúc bấy giờ mới thành tựu nổi lên. Tàu sẽ trở về một cuộc nội loạn và ngoại hoạn để có thời gian cho Á Châu sống lại.

Họ sẽ thắng lợi trên chiến tranh, nhưng sẽ thất bại trên hòa bình, cái thất bại mạn tính (chronique) tới ba, bốn mươi năm, nó cần họ tự cứu tế một cách khổ nhọc và đau đớn như bị chứng thần kinh suy nhược.

Các dã tâm, âm mưu, mắc lên những cơ quan và kế hoạch sẽ đổ sụp. Loài người bằng sự phản tỉnh và phục hoạt sẽ tu chỉnh lấy lịch sử của mình.


III-4- PHỤC HOẠT VIỆT ( Renaissance Việt)

Có những bờ đê chắc chắn ngăn be hết sức chảy của dòng nước, để dòng nước ấy từ trên nguồn sa xuống, hợp với lượng nước ba bảy sông ngòi dồn lại đóng vạnh đáy và bằng luồng sóng đáy sùng sục nổi lên, chọc thủng hết, phá vỡ hết, để theo dòng chảy của mình.

Ðời sống lịch sử của một nòi giống cũng vậy. Từ 1940, nòi Việt có thể nói, bốn bề đều là quân địch hay là sức can thiệp tới quyền lợi và đời sống Tổ Tiên với con cháu tối thiêng liêng của mình và bởi những bàn tay với những ý chí ô uế nhúng nhớp vào để sẽ chạm vào đáy hồn và danh dự của chúng ta. Lúc ấy, từ bốn phía quân địch đó, ở trong khói lửa và bụi bặm, chúng ta sẽ vạch ra, chọc thủng và phá toang con đường đi. Con đường đi ấy là lối sống chính trị và lịch sử trên quốc dân và thế giới của chúng ta, Vạn Thắng như Vạn Thắng ngày xưa, mà tiến lên mục tiêu của dân tộc.

Sự Phục Hưng đi đôi với sự Phục Hoạt

Máu đi liền với ánh sáng của óc.

Phục hưng và phục hoạt đều từ trên nền tảng bản thân của xã hội ta trong kết cấu của nó phối hợp với những điều kiện yêu cầu của dân chúng và thủy chuẩn của văn hóa ta, suy động trong tiềm năng, tiềm thức mà đột hiện lên bởi cái để uẩn sâu sắc của nhân chủng.

Sự phục hưng và phục hoạt của chúng ta trên tính chất quy định của nó là đột biến, đặc biến và thuế biến.

Bởi đột biến cho nên phục hưng và phục hoạt mới anh hùng

Bởi đặc biến cho nên phục hưng và phục hoạt mới sản sinh ra một văn minh mới, bằng cái văn minh ấy sẽ xây dựng một xã hội và thời đại mới.

Bởi thuế biến cho nên sự phục hưng và phục hoạt mới dân tộc, mới Việt. Lý tưởng Việt như đóa hoa thơm mọc từ sâu xa trong đáy hồn của Tổ, đáy tầng của Dân và đáy lòng của Sử.

Sự phục hưng và phục hoạt ấy là Duy Dân Thắng Nghĩa diễn ra bằng một dòng nghệ thuật tất cả những điệu nhịp sống của Viêm Việt Vạn Thắng.


III-5- THẮNG NGHĨA

 

Trong cái sứ mệnh lớn lao và đột nhiên như lời Ðức Chúa ban cho Moise nào sai ra cứu thế, phục hưng và phục hoạt bằng tất cả và là tất cả. Một Lẽ Sống trên Lẽ Thật, một Ðường Sống trên Ðường Thật chỉ vạch ra, dựng dõi lên, rồi lại xây đắp thành một thực thể của lý tưởng, tự trong phản ảnh ra huy hoàng tất cả một văn minh và làm sùng sục sôi tất cả một nguồn sống máu.

Chủ trương thời đại không đủ, phát quật và phát huy được cái để uẩn của một văn hóa để cho người ta sống no và sáng mới đủ.

Chủ trương thời đại không đủ, phải nắm giữ và vận dụng được cái căn cứ của một cái chủ trương đó mới có ích.

Chủ trương thời đại không đủ, phải có được các đồ lề tinh thần và phương pháp học thuật để tìm vạch ra, nó mới chắc chắn và sáng láng. Lại còn phải có đủ các vũ khí của ý thức để phòng vệ cho nó, chỉ huy nó trên mặt trận, bổ thụ cuộc thắng trận cho nó mới đạt được tới một hiệu quả của dự cầu nào của nó đấy.

Cách mạng, chính trị và kiến thiết phải nối liền và hợp nhất vào một tinh thần và luật tắc chỉ huy nó, vận dụng nó, nắm giữ nó và hiểu biết nó.

Lý luận và thực tiễn phải thống nhất trên một lý tắc trọn vẹn, không chướng ngại, không bẻ vặt, không phụ họa và gia giảm.

Thắng lợi phải nắm giữ được thực thể rồi trước khi ra trận.

Họ đã thắng lợi trên chiến tranh nhưng rồi thất bại trên hòa bình. Nếu dân tộc ta không có một nhỡn quang sáng suốt thì hoặc cũng sẽ được thành công trên cách mạng nhưng tất sẽ thất bại trên kiến thiết, hoặc sẽ được thắng lợi trên kiến thiết mà thất bại trên chính trị.

Cách mạng, kiến thiết và chính trị cần phải có hướng thượng, cần hơn cả sự thành công chợp qua. Chủ trương của thời đại có thể thành công nhưng kiến thiết và duy hệ sự kiến thiết và kéo dài sự kiến thiết ấy trên hướng thượng, tức là chính trị không được chỉ đạo bằng cả một để uẩn của lịch sử và cả một thể hệ của triết học, khoa học với thuật học, thống nhất, sâu dày, đầy đủ, cặn kẽ, đúng đắn và tiến bộ thì thế nào cũng thất bại.

Chúng ta còn phải lấy một con mắt công, con mắt thời đại, nhân loại và lịch sử, con mắt của khoa học khách quan mà phán đoán, đừng để bị che lấp bởi ý thức hình thái của một thể chế xã hội và văn hóa nào mà bỏ mất lập trường siêu nhiên và thiêng liêng, nó còn là một quyền lợi của trí tuệ hưởng dụng, của sức phán đoán quyết định và hành động. Chỉ có khi nào ta tự làm chủ, đừng để trụt xuống làm tôi đòi trước cái ý thức và văn hóa, chúng ta mới thực biết làm chủ của vũ trụ, văn hóa, xã hội, văn minh và thời đại. Cho nên chúng ta đừng vì đi học Anh, Nga, Mỹ, Ðức, Ý, Nhật, Pháp, Tàu mà vội vàng đứng vào lập trường những người đó, đối với sự vật gì, trên nơi nào và thời nào vội buông lời phán đoán, hay vội đứng sang chủ trương mình.

Hiểu tức là nghiệm, đuổi theo. Như thế hiểu một thời đại, nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó. Lại còn hiểu một văn hóa nơi nào, nghĩa là phải lấy con mắt và con tâm quốc tế nghiệm qua các văn hóa mọi nơi để mà đứng trên nền tảng và điều kiện văn hóa nơi ấy mà hiểu. Tức cũng như hiểu một người nào, cần phải đem con mắt và con tâm để nghiệm trải nhân tình, thế cố, mà đứng trên nền tảng, điều kiện và lịch trình đời sống người đó mà hiểu.

Chúng ta cho nên, để mà phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt Việt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt. Như thế thì khoa học phục tùng chúng ta, triết học, thuật học và lịch sử phục tùng chúng ta để chúng ta trên nền Người uốn bắt cho cái danh nghĩa và sự cố Việt phục tòng danh nghĩa và sự cố Người (cause humaine).

Dù sao phải có một ý thức thực tại và khách quan.

Lý tưởng tự đó mà mọc rễ, ăn sâu trong để uẩn của lịch sử vận hành. Duy Dân chủ nghĩa, nghiêm ngặt trong ý nghĩa Việt trên cách mạng, chính trị và kiến thiết của Tiểu Việt và Ðại Việt, khoan đại trên ý nghĩa Người trên triết học, khoa học và thuật học, hiệu lực trong ý nghĩa công cụ, phương pháp và vũ khí của văn hóa.

Duy Dân chủ nghĩa là sự phục hưng và phục hoạt tất nhiên và tiên tri cho nên gọi nó là Thắng Nghĩa, nghĩa là thắng hết các chủ nghĩa, vạn thắng cả trên vật chất lẫn tinh thần.


III-6-TAM DÂN


Người Á Ðông, nhất là những người trong hệ văn hóa chữ Nho, ai đã đi, tất biết đến chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Văn, người sáng tạo ra nó, gọi là một chủ nghĩa cứu quốc còn là một chủ nghĩa cứu thế giới nữa.

Nhiều nhà cách mạng Việt ca tụng và sùng bái cái chủ nghĩa này lắm.

Người Tàu đã tôn Tôn Văn lên làm quốc phụ, chủ nghĩa Tam Dân còn là những "nguyên tắc quốc sách tối cao" đủ biết thế nào.

Người Tàu còn chực dẫn dắt một cuộc vận động ở Tàu gọi là phong trào quốc tế của chủ nghĩa Tam Dân.

Tôn Văn lại còn được người ta tôn là đạo sư của cách mạng cho các dân tộc nhỏ yếu, cố nhiên chủ nghĩa Tam Dân phải ở địa vị chỉ đạo rồi.

Nhưng mà cái thùng "tả pí lù hẩu lốn" đó, người Tàu lại đánh cho kêu, rồi lại la hò rối rít, đối với thế giới phải nên coi đó như trẻ con ta đánh cái mẹt để cứu mặt trời khỏi bị mặt trăng ăn mà thôi (nhật thực).

Tam Dân có thế giới tính? Ðó chỉ là một chủ nghĩa của một dân tộc, trong sự thật rất nghiêm ngặt của các phụ tính của dân tộc, nhất là dân tộc Hán trên con đường phát triển của nó bằng những nền tảng và điều kiện thời đại quy định ra nó sẽ có những đặc tính của nòi giống và đặc điểm của lịch sử kết hợp nên mà làm kim chỉ nam của một chính trị lộ tuyến đặc thù.

Nó là một chủ nghĩa dân tộc, dân quyền với dân sinh, chẳng qua là những chính trị hình thái, chính trị kiến trúc và chính trị quy tắc trong nội bộ của chủ nghĩa dân tộc của nòi Hán đi lên đường. Chủ nghĩa ấy là chủ nghĩa gì? Ðúc các dân tộc vào một lò để thống nhất thế giới (Tam Dân giảng). Bằng cách gì? Chủng tộc xâm lược hay bằng chủng tộc vũ khí như nghìn xưa. Chủ nghĩa ấy sản sinh ra một xã hội hình thái gì? Dân quyền là một thứ quốc dân dân chủ chuyên chính mà một đảng (phải là Quốc Dân Ðảng Tàu) cầm quyền mãi. Dân sinh là một thứ quốc gia tư bản cực quyền mà bọn tài phiệt và nho sĩ phải làm trung kiên. Thứ chủ nghĩa ấy đi đôi với sự lũng đoạn chính trị của Tưởng Giới Thạch và bọn đầu trùm Quốc Dân Ðảng (quân, tài phiệt) đã thành ra một cái chiêu bài nhân đạo rất lớn ví như cái mạng nhện mắc chết bao nhiêu con ruồi vong quốc Việt, Hàn. Lại, trên chính trị hiệu triệu khoáng trương dân tộc ra đến quốc tộc, từ quốc tộc đến quốc quân, chia xâm lược lộ tuyến ra tám đường diệt vong dân tộc nhỏ yếu.

Tam Dân trên chính trị là một học thuyết như vậy. Nếu lấy ý nghĩa đúng đắn của triết học mà nói, nó khó thành và khó đáng gọi là một chủ nghĩa. Nó chỉ có thể gọi được là ba nguyên tắc quốc gia xã hội, mặc dầu kẻ sau hết sức nối liền Tam Dân với học thuyết Khổng Tử và truyền thống của Tàu, nó biểu hiện rõ rệt trong cái thời đại khô khan vì dã tâm, một chứng bệnh bẩn óc rất ghê gớm. Những lý tắc duy sinh nằm trong Kinh Dịch và Trung Dung được phát quật lên để hàn liền chủ nghĩa duy sinh với triết học duy sinh mới (Trần Lạp Phu) và cũ (Kinh Lễ, Lễ Vận) của Tàu để mà lại lúng túng với sự gắn khớp những nguyên lý đó với dân tộc và dân quyền mặc dầu Tàu vẫn tâng bốc Tam Dân là có liên hoàn tính. Lại sự hấp thụ ăn không nhai kỹ và tiêu hóa không thông đối với các khoa học mới đem dính vào sau Tam Dân trông càng mâu thuẫn, đeo càng lẵng nhẵng, tất cả những cái đó càng làm cho óc người Tàu không có một hệ thống và tổ chức được mà thôi. Sự phát minh kiến thiết giai đoạn luận của Tôn Văn có thể ví như sự phát minh cách mệnh giai đoạn luận của Lénine, chỉ là những liều thuốc cứu cấp cho một học thuật với một dự kế không trọn vẹn, tự trong mâu thuẫn nó làm hư phí cả tinh nghĩa của biện chứng đó đi.

Nói tường tế về Tam Dân hoặc có một dịp khác, đây cần nói, chỉ là phê phán qua chơi những điều muốn để cho quốc dân chú ý, nhất là hiện giờ đây có một tụi người Việt có thể gọi là Việt gian làm tay sai cho chính trị mục đích của người Hán, cam tâm dịch chủ tái nô. Bọn ấy tự xưng là tín đồ của kẻ chực đến xâm lược đất đai ông cha chúng ta mong hòng để báo ơn mẫu quốc và đưa dắt Tam Dân về phía Nam, mở mang thêm những lãnh thổ mới kỳ cho "phòng tuyến của dân tộc Hán suốt từ Úc Châu đến Tân Gia Ba ở phía Nam đó".




Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), còn gọi là Tôn Trung Sơn (孫中山), (12 tháng 11 năm 186612 tháng 3 năm 1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".

Ông sinh ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu (Hawaii) vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, theo học trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang Hawaii tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân sinh tự do, dân quyền hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miển Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở thành phố Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng cách mạng.

Ông là một nhà triết học, ông lấy triết học để chỉ đạo cách mạng. Sau khi từ chức ông nghiên cứu triết học và có sáng tác tác phẩm Học thuyết Tôn Văn với trọng tâm là "biết thì khó, làm thì dễ". Vợ thứ hai của ông là Tống Khánh Linh, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; Bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.

Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với "bà Nam Dương" Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ[1].

Ông đã nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước).






Tưởng Giới Thạch (31 tháng 10, 18875 tháng 4, 1975) là một quân sự gia và chính trị gia của Trung Quốc cận đại, lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng năm 1925, sau cái chết của Tôn Dật Tiên.

Sau thất bại của Quốc Dân Đảng năm 1949, lãnh đạo Chính phủ và Quốc dân đảng ở Đài Loan, Tổng thống (1950) và Tổng chỉ huy Quân đội của Chính phủ Trung Hoa. Chính phủ Tưởng Giới Thạch là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong thời gian dài, tuy nhiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1971 đã bị thay bằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

 

ÌÌI-7- DÂN CHỦ

Thanh niên lấy làm vinh dự để nói đến dân chủ. Dân chủ ví như thần thánh "homo res sancta homini", dân chủ là hình ảnh giàu có, bình đẳng và khoa học.

Căn cứ của chủ nghĩa dân chủ là chủ nghĩa cá nhân. Cho nên dân chủ chính thể là kết quả chính trị của chủ nghĩa cá nhân đó. Trong nước dân chủ phải có tiền mới bình đẳng và sinh sản phải tùy khoa học phát minh mới tiến bộ. Chế độ tư bản dân chủ cố nhiên khi đầu mới thay thế cho xã hội phong kiến thực là cứu thế, nhưng đi đôi với tiến hóa của lẽ vô thường, từ thương nghiệp tư bản tiến lên công nghiệp tư bản làm cho trong nước giai cấp ly chia và chính trị đảng tranh. Lại từ công nghiệp tư bản tiến lên đến kim dung tư bản, sự cần dùng thị trường nảy nở ra đế quốc thực dân, từ đó đến quân hóa tư bản gieo rắc chiến tranh cho thế giới. Ðến mạt kỳ này, chế độ dân chủ xấu nhất, nó làm cho nhân chủng linh lạc, gia đình linh lạc, cá nhân linh lạc, ở đó mà quốc gia linh lạc.

Sự cần yếu cho tái sinh sản của tư bản nảy nở ra các hình thức bế quan tỏa cảng lối mới như khối Pound, khối Monroe, khối Yen và khối Franc càng suy động cái dục vọng diệt chủng vong quốc người khác bằng vũ khí kinh tế, và ở đó chiến tranh; cũng ở đó là nguyên cớ chiến tranh chân thực của kỳ này.

Vật hỏng tất phải chữa. Wallace đề xướng ra lối dân chủ mới trên truyền thống dân hữu, dân hưởng, dân trị cũ của Mỹ. Dân chủ mới có năm điển hình là: chính trị dân chủ, kinh tế dân chủ, giáo dục dân chủ, dân tộc dân chủ và nam nữ dân chủ.

Tất cả các kỹ thuật cần dùng để xây đắp đời mới ấy, tác giả không nói ngoài những phương án hòa bình của quốc tế, nó họa may ấn định được đời sống dân chủ đó.

Thế nhưng dân chủ phải gồm các điều kiện toàn dân trực tiếp, tập trung và chân thực, dân chủ ấy mới có thể vững chắc được. Muốn thế, ta không thể đề xướng ra một chủ nghĩa dân chủ mới rỗng tuếch như trên. Ta phải tìm đến tận cội rễ xã hội của nó mà chữa. Cho nên lý tắc của dân chủ là "làm nghĩa vụ đi để hưởng quyền lợi" (droit et devoir). Song ta thấy nghĩa vụ không chìu người. Muốn phục vụ hết nghĩa vụ, không có chỗ để giả nghĩa vụ đó. Cho nên phải có một lý tắc của dân chủ mới: "Có cơ hội đó, làm nghĩa vụ đi để hưởng quyền lợi" (chance, droit et devoir). Tất yếu xã hội phải hoàn thành cái chế độ hiện thực của cơ hội quân đẳng, nghĩa vụ quân đẳng, quyền lợi quân đẳng mới có thể có được đời sống dân chủ trực tiếp, chân thực, toàn dân tập trung, thống quy dưới một hình thái xã hội có lý tưởng, phương châm, tổ chức và quy tắc, nghĩa là phải có một kế hoạch dân chủ, hay là một dân chủ xã hội hóa.

Xã hội là một tổ chức nhân tính. Sự điều khiển nhân sinh phải bằng một chính trị có một tác dụng tích cực là thiết kế và chấp hành đi đôi với một giáo dưỡng trọn vẹn và đầy đủ, là khởi điểm và chung điểm của cái chính trị đó. Cho nên một kế hoạch dân chủ và một chế độ dân chủ xã hội hóa trọn vẹn là xây đắp trên nền tảng của những nguyên lý và quy tắc của bình sản kinh tế. Chỉ có thế ý nghĩa xã hội hóa mới đạt được những hiệu quả dự định của nó trong phạm vi khoáng đại của nhân loại; có thế, hiệu suất của đời sống loài người mới một ngày một tăng tiến theo cách thức và nguyên tắc của nhân loại học. Chế độ bình sản kinh tế phải phối hợp với một kết cấu xã hội hoàn toàn dân chủ theo hết ý nghĩa rộng của nó.

Dân chủ làm cho loài người bất tri bất giác thực hành chính trị dân chủ trong cái tinh thần và tác dụng tối cao và sung sướng của vô chính phủ.

Một kế hoạch dân chủ phải làm trên sự phối hợp chặt chẽ cái tinh thần của vô chính phủ, mới là dân chủ chân chính.

III-8- CỘNG SẢN

Nhằm vào thời đại Âu Châu thống trị tê liệt dưới máy móc và giai cấp chia rẽ mà sản sinh ra cái triết học duy vật đầy sáng kiến và cũng nhiều sai lầm đó. Nếu kể lịch trình tiến hóa tới nay, triết học ấy đáng là lạc hậu non 100 năm rồi, nếu ngày nay phải nhắc lại mà phê phán đó là vì cuộc cách mạng 17 với tất cả những thất bại của đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ quốc tế, với cộng sản đảng các nước. Bao giờ xã hội còn giai cấp, tất còn những hiện tượng với sự đấu tranh của nó. Căn cứ của chủ nghĩa cộng sản là lao động giai cấp đại chúng, đó là ý nghĩa xã hội có thể gọi như một ý nghĩa chuyên môn. Trong giai cấp đó, đại thể chia ra nông dân với công nhân, nông dân đông hơn mà công nhân ít hơn; ở đó chia ra cái mâu thuẫn mà là cái nhược điểm chí tử cho chủ nghĩa vậy, mà cũng ở đó khởi nêu cái ý nghĩa chua chát của cái giai cấp ở trong có nội tại mâu thuẫn, gây lên một sự phân hóa đau đớn giữa vương giả lao động, quý tộc lao động, bình dân lao động, lao động các nước lớn, nước công nghiệp, nước thực dân đối với lao động các nước nhỏ, nước nông nghiệp và nước thuộc địa. Không những thế, sự phân hóa ngay trong trận doanh cộng sản trên vấn đề giai đoạn cách mạng, vấn đề chủ lực cách mạng giữa nông và công, chủ lực kiến thiết giữa nông và công, một phần lớn đi đến thất bại, trên sự thực của đấu tranh đã vùi dập dần dà từ đệ nhất cho đến đệ nhị, đệ tam rồi đệ tứ quốc tế.

Sự thất bại trên sự thực của đấu tranh đó gây nên chủ yếu là bởi sự sai lầm lớn lao của duy vật biện chứng pháp: nó chia rẽ hẳn lý luận với thực tiễn trong quá trình thực tiễn của thể nghiệm lịch sử, đồng thời nó không thể giải nghĩa một cách đúng đắn và nắm giữ với vận dụng một cách thiết thực tất cả những động cơ của lịch sử với luật tắc của tiến hóa nhân loại.

Bởi cái bối cảnh phát sinh của chủ nghĩa cộng sản là thời đại của Anh, Mỹ, cho nên cái nền tảng xây dựng của xã hội vô quốc gia đó cũng phải tùy tính chất công nghiệp mà đặt trên một thế giới hoàn toàn cơ giới hóa, công nghiệp hóa và điện khí hóa.

Cái mục đích của chủ nghĩa ấy như mọi cái tưởng tượng, tư tưởng và không tưởng xã hội loài người cố nhiên là tuyệt đối, là thiện mỹ nhưng tất cả một thể hệ từ lý luận và thực tiễn trên triết học, khoa học và thuật học của cách mạng, kiến thiết và chính trị phải cho hiện thực và lại lý tưởng mới có thể thực hành được.


Kinh nghiệm của cách mạng 17 tỏ ra cách mạng của cộng sản chủ nghĩa là thất bại. Chính sách kinh tế mới đối với ba kỳ 5 năm kế hoạch đi theo với sự đi quay về dân tộc tự lực, tự vệ và tự quyết chủ nghĩa của Staline, sự tu chỉnh các chương trình của đệ tam quốc tế tỏ ra kiến thiết của cộng sản cách mạng là thất bại.

Sự bị lôi cuốn vào chiến tranh, sự phân hóa trong nội bộ, sự miệt thị các phân chi bộ coi như tung đội Nga, sự xâm lược các dân tộc nhỏ yếu chung quanh tỏ ra chính trị của chủ nghĩa cộng sản là thất bại. Sự giải tán đệ tam quốc tế là một sự kiện quan trọng có những nguyên nhân lịch sử và xã hội học, ta cần phải phát biểu càng tỏ cộng sản cách mạng là sai lầm. Thời đại bối cảnh của sự giải tán ấy trông vào:

1) Nội tại luật tắc của cuộc kiến thiết Nga Sô Viết xu hướng dân tộc tự quyết.

2) Nội tại luật tắc của cuộc chiến tranh hiện tại ở trong trào lưu sô đẩy trên cái nền tảng giai cấp ngày nay.

3) Nội tại luật tắc của bản thân đoàn thể đệ tam vì các xu hướng về các cuộc vận động trên hình thái dân tộc của mỗi cộng sản đảng mỗi nước.

4) Áp lực của Anh, Mỹ với nhu yếu về chiến lược của Nga Sô bắt buộc trong thời kỳ ái quốc chiến với Nazi này.

5) Nhưng cũng coi là một vẻ mặt và một chính sách "lui một bước lên hai bước" một khi hoặc do trận này dẫn khởi rối ren, hoặc chậm sau khi thế giới này có thể đã bị thống trị dưới một trận doanh quốc tế nào nhân là thời cơ thành thục lại có thể xuất hiện ra bằng hình thái đệ tam quốc tế sau năm năm, không thì mười năm.

Ðó là lối xem của Duy Dân chối bỏ duy vật biện chứng, nó tự bị đào thải trong đường trường của lịch sử thế giới và xã hội sống thực tiễn, dân tộc là bản vị, giai cấp là cơ năng, sự sống non một trăm năm nay càng chứng tỏ như thế. Cho nên thế giới lao động cách mạng quyết định là thất bại, có khi nó bị chết nghẹt ngay trong thai nghén, có khi nó đẻ non ra.

Cái chết của Trotsky càng chứng tỏ như thế.


III-9- BÌNH QUÂN

 

Ðược gặp các đồng chí lĩnh đạo trong Ðại Việt Dân Chính Ðảng nên được hiểu thế nào là sinh hoạt bình quân chủ nghĩa. Tuy hiện nay các đồng chí ấy đã gia nhập vào bản đảng phụng hành Thắng Nghĩa, sự phê phán không phải là nói xấu, nó còn là những lời cảnh tỉnh, cho nên ngòi bút của tôi không làm khách được trước chân lý.

Sinh hoạt bình quân chủ nghĩa chỉ có hai yếu điểm: đối bên trong làm cho xã hội sống đều không có giai cấp, để đối bên ngoài tranh đòi lấy một đất sống với thế giới cho dân không bị thiếu thốn. Tiếng chuyên môn của chính trị địa lý là sinh tồn không gian (espace vital).

Chủ nghĩa bình quân muốn căn cứ vào nòi giống hiện tại để lập một nòi giống tương lai. Qua giọng nói của các nhà lĩnh đạo chủ nghĩa ấy thì không cần suy diễn lịch sử hay nguyên lý mà chỉ cần đến những phương án thực tiễn và bàn tay sắt là đủ. Sự thành lập đệ tam Ðại Việt (Lý Trần là đệ nhứt, Lê là đệ nhị), cũng na ná như sự thành lập của đệ tam Reich. Sự tranh đòi không gian làm bằng thủ đoạn luồng sóng di dân (vagues démigration) tức là thủ đoạn vũ khí phát xít hay nazi của thực dân địa. Xã hội làm sống đều bằng thủ đoạn và vũ khí độc tài.

Chủ nghĩa ấy và đảng ấy, từ học thuyết đến tổ chức và hình thức (như hay dấu hiệu), đều quy định ra trước bởi các thầy nazi và phát xít. Thủ đoạn cũng noi theo, không có chi thay đổi.

Lòng ái quốc của thanh niên nhiều khi vô lý, nhiều khi bồng bột, nhiều khi lỡ việc, nhiều khi mù quáng: đấy gọi là chauvinisme. Thêm vào chủ nghĩa yêu nước mù mắt ấy, lý tắc thực dụng chủ nghĩa (empirisime) không những đã nông nổi, bộp chộp, phi khoa học, mà còn tỏ ra sự nghiệp mình mưu đồ không được dẫn dắt bằng một nhỡn quang cao đại; nó mới xứng để dẫn dắt vận mệnh cả một nước nòi.

Chủ nghĩa nazi và phát xít không thể thực hành được ở nước ta cũng như thuần dân chủ, thuần Cộng Sản, hay Tam Dân. Cái nền tảng xã hội ta với tất cả các điều kiện văn hóa, kinh tế, khoa học và quân sự không để cho ta, trong con đường quốc tế tương lai, cư xử được theo con đường đó. Kế hoạch đồng nhân của chúng ta chính là một sách lược liên hợp giải phóng của tất cả các dân tộc nhỏ yếu trong Ðại Nam Hải cùng một huyết thống Viêm và một văn hóa Môn từ muôn năm về trước, nó là một chính sách cách mạng không phải là một cương lĩnh xâm lược. Chủ nghĩa Duy Dân của chúng ta là phục hưng và phục hoạt nòi giống với văn minh Tiên Rồng, không phải là chủ nghĩa chủng tộc xâm lược như nòi Hán, cũng không phải là chủ nghĩa chủng tộc siêu việt như Nhật Nhĩ Man.

Ðời sống của quốc dân và dân tộc là toàn thể (trọn vẹn, không vá víu lồi lõm) lại tích lũy (phát triển theo lịch sử), nó như dòng nước chảy không dứt, luôn luôn bồi chút cái nguồn sống theo nền tảng và điều kiện các thời đại và khơi mở con đường đi, không thể cắt ngang hay cắt dọc lịch sử để lấy đâu làm xuất phát điểm mà đi được cho đến tương lai. Trong cái dòng sống không dứt ấy, người Việt trong đời sống quốc dân, lịch sử và thế giới ngày nay chỉ có thể nói được: Ta sống cả một muôn năm ở trong ta, lấy sức ngầm đó đứng lên chuẩn bị cho thời đại 2000.

Mỗi chủ nghĩa là tinh hoa của mỗi nguồn sống tập trung lại mà khai hoa. Sự hấp thụ mỗi thứ tinh hoa trên tinh thần giới chung đụng của loài người đó, phải làm như con ong hút nhụy làm mật, chớ như con bướm lượn cành mà chơi, cũng đừng như lũ đồ nho nhai sách Khổng Tử không tiêu hóa, hay lũ đồ Tây nhai sách khoa học không biết phân minh.

Chúng ta chỉ cần mỗi phần trong chủ nghĩa, trong điều kiện lợi ích của dân tộc, châm đối theo nhu yếu của dân tộc trên một trình độ nào và theo một phương hướng nào.

Chúng ta nếu chỉ đi uống thuốc bậy cũng bằng giá trị đi tự tử.

Nhưng nếu chúng ta bắt chước Narcisse tự hoan hỷ với bộ mặt đẹp của mình trên giếng cũng là đi tự tử.

IV-1- LÝ TƯỞNG

Cành lau bắt đầu tham dự vào cuộc sống lịch sử của nước nòi chúng ta từ thế kỷ thứ X, một vận đổi mới trong tang dâu của Ðông Á, nhưng còn là một phục hoạt lớn lao của Hồng Lạc với sự dựng lại chắc chắn cái nền tảng vững bền của độc lập cho quốc gia Việt thống nhất. Trong hoàn cảnh gian nan khốn đốn ấy, với bối cảnh chuyển biến gắt gao của quốc vận Việt ấy, cành lau điểm trên thinh không và thời gian một ý nghĩa và giá trị tuyệt vời, cái ý nghĩa và giá trị sống đó đi đôi với sứ mệnh và lý tưởng của Hồn Sử, Tổ gốc gác và đáy tầng Việt.

Cái tên Ðại Cồ Việt xuất hiện ra do cành lau, mà bắt đầu từ xung động của hồn lau phát tiết ra hết thảy cái thực thể lý luận của dân tộc. Cành lau dễ mọc và dễ sống trên đồng lầy, giữa thôn quê, trong bãi vắng, đi đôi với đời thiếu niên thanh khiết của Ðinh Bồ Lĩnh, tỏ lộ hết được đời sống thực tiễn trên xung động thực tiễn của cái lý tính thực tiễn của quốc dân trên lịch sử và thế giới.

Những nhu yếu thực tiễn từ ở những yêu cầu thực tiễn ẩn dấu trong dòng sống tiềm lưu của bình dân, chỉ có đại chúng mới thể nghiệm được chân chính trong đáy hồn chủ nghĩa của dân tộc, dẫn dắt và mở đường cho lịch sử giữa nền tảng của thời đại sứ quân. Cành lau là cờ hiệu chiến đấu của nước nòi mưu cầu lấy thống nhất và độc lập, vững trong và chống ngoài. Và cờ lau đã thắng hết cả. Cờ lau thắng lịch sử đô hộ hơn nghìn năm. Cờ lau thắng đô hộ khủng khiếp, thắng đồng hóa dã man, thắng tự trị ươn hèn, thắng chia rẽ diệt vong, thắng uy hiếp trong ngoài, thắng tư tưởng tối tăm, thắng nhút nhát, thắng phản tỉnh không triệt để, thắng tất cả những thất bại và hết thảy những đau đớn của nòi giống dưới ách nặng nề và ma quỷ của bốn bên, bởi cờ lau là cờ của Vạn Thắng Vương, cờ Vạn Thắng.

Cho nên, cờ lau là cờ của dân tộc Vạn Thắng, bình dân Vạn Thắng, chiến đấu Vạn Thắng, thống nhất Vạn Thắng và độc lập Vạn Thắng.

Cờ lau là cờ của Hồn cũ tỉnh lại, Hồn và sóng đáy cuộn lên, cờ giống nòi của Ðại Cồ Việt sống lại, nối dõi cái thế hệ dân tộc đã dứt hơn ngàn năm, xa hơn vạn năm trên lịch sử.

Cờ lau cắm lên giữa giới vạch của lịch sử, khơi mở đời sống mới về vô cùng tương lai, cho hết thảy đời sống anh hùng về tương lai, đã thắng hết cả và cởi mở cháu con ra bằng vinh quang vô thượng. Cờ lau là cờ của một thế hệ mới sinh ra để làm một văn minh mới Vạn Thắng.

Cho đến ngày nay, trên bãi hoang, nơi thôn dã, những cành lau phe phẩy trước gió gợn đời đời, còn nhắc lại ai oán thuở oai hùng tất cả những sống còn oanh liệt cũ, và sau ngàn năm (thế kỷ X-thế kỷ XX) đến ngày nay, giữa lúc nòi giống muôn vàn nguy cơ, đã vi vu văng vẳng đưa những tiếng gọi xa xăm dần dà gần lại, lanh lảnh vào trong bộ óc và cõi lòng của các thế hệ đời chúng ta, thức tỉnh trong đáy hồn và đáy tầng một cuộc phục hoạt lớn lao và vẻ vang. Nhưng bông lau chỉ mọc ở xứ nóng, chỉ mọc ở bãi hoang, trong biểu tượng của những linh hồn giàu thể nghiệm, nó còn nêu dựng hình ảnh của muôn nghìn hồn tử sĩ trên lịch sử bất tử, vất vơ với làn gió, sóng và nắng yêu của bể Nam lớn, đời đời không dứt gọi, kêu, và sống giám thị cho thời thế tang thương!


Cờ lau là Viêm hồn, hồn dân tộc muôn năm của Trăm Việt.

Cờ lau là cờ Cách Mạng hồn và quân hồn của Việt.

Cờ lau là lý tưởng của Sử vinh quang và sống tái sinh.





IV-2- CHÍNH KIẾN

  Lo nước là bệnh thái của những phái thanh đàm nói rỗng, những kẻ lạc ngũ ngồi xếp bằng tròn chửi đời và chửi dòng sống tiến hóa, chửi tất cả những thế hệ mới, không ai mượn lo hão mà vẫn lo hoài!

Quá vui là bệnh thái của những phái "tự nhiên không làm" những kẻ chực làm thầy đời nhưng mà không có năng lực làm việc thật, họ từ tự nhiên mà đi sang siêu nhiên, bàng quang nhòm ngó ngoài lông da và phê bình theo giọng xuất thế tất cả những khó làm và khổ tâm của người làm thật.

Lại còn những nhà chuyên môn yêu nước gọi là "ái quốc gia" chỉ cốt được một vài biểu thị rỗng tuếch không ý nghĩa cho sự thực, thế là hết!

Thế nhưng mà còn các hạng "sợ nước"? Họ cho rằng nước mình mà độc lập thì chỉ cá mè một lứa, đâm chém nhau đủ chết. Cố nhiên cái nọc độc của vua quan, với phản tuyên truyền của quân xâm lược gây nên những tâm trạng không khỏe ấy. Tính ỷ lại, ươn hèn, ở đó sinh ra tính luồn ngoài làm cho họ giật lùi sợ sệt trước sóng gió của tiến hóa.

Ðến như các người "vô quốc"! vì họ thuộc về thế giới phái, cho nên họ luôn luôn suy đoán bằng những căn cứ mà họ đã hết sức xếp đặt trong minh tưởng. Họ là những hạng ảo tưởng. Họ là những nhà thần học của thiên đường tương lai.

Sao mà người ta còn đặt ra cái tên "buôn nước"? Những kẻ buôn nước phải chăng là những hạng làm quan với giặc? Những Cao Khải, Nguyễn Thân và Lê Hoan, những Việt gian?

Không! không! Những kẻ nói trên, dĩ nhiên muôn người đều trông thấy rồi. Cái tên thần bí đó để đặt cho lũ đầu cơ và hoạt đầu, buôn cách mạng? Ðể đặt cho những quân gian tế của đế quốc lẩn lút vào hàng ngũ tranh đấu chăng? Hoặc giả cố nhiên là như thế. Nhưng mà chính danh thủ phạm là những kẻ cách mạng thật, làm cách mạng thật mà đầu cơ với hoạt đầu. Những con người ấy không có chính kiến nào xác thật, lung lay thỏa hiệp, những con người ấy "vô đảng" (họ tự xưng như thế) mà đảng nào cũng có hết. Họ chỉ vì cái địa vị và sống còn không danh dự của họ ra khuấy hôi bôi nhọ mọi việc của cách mạng. Họ chỉ nói bằng đầu lưỡi (lưỡi không cuống) và chỉ làm bằng chỉ tay năm ngón (giấu mất cánh tay). Họ có thể là hết những cái xấu xa nhơ nhuốc, liếm váy máu của ngoại quốc, không biết ngoại giao của cách mạng mà chỉ chủ trương "ngoại giao đặc biệt" ở hải ngoại. Không có một lập trường xác đáng, chẳng có một thái độ trực triệt. Ðiều kiện yêu nước của họ phải là phụ thuộc của những điều kiện cá nhân. Chủ nghĩa, thời cơ là thủ đoạn của họ ra buôn bán.

Lại những ông xuất dương rồi mới ghê! Những đứa Do Thái không có tinh thần dân tộc đó (xin đừng động lòng, ai có tật giật mình), quanh đi quẩn lại chỉ oai nghi và lừng lẫy ở hai chữ "xuất dương" mà thôi. Tất cánh, họ đã học được những gì khi vì dân tộc, vì quốc gia phải vất vả dấn thân vào gió bụi, vượt trùng dương đi cầu lẽ sống cho nòi giống? Họ đã học được những gì và làm được những gì? Zéro! Họ có thể mang nước và dân đi dâng cho một nước ngoài trước khi tranh đòi và khôi phục lại được nước và dân ở tay một nước ngoài.

Theo đuôi ngoại quốc thì có nhiều, bởi vì theo đuôi cho nên kiến giải của họ không nền tảng mà chẳng bờ bến. Ở đó, gây nên bệnh "thiếu máu""thiếu óc" cho cách mạng của dân tộc, cũng chỉ vì đó mà những chia rẽ về lý luận cách mạng chỉ rỗng tuếch, nhưng vẫn ồn ào ra phết ta đây. Ðặc biệt là những anh oắt lâu la cũng ra tuồng múa mép. Thế mà làm lãnh tụ thì ai cũng muốn! Những ông cụ sống lâu lên lão làng với những tay ta đây tiền tiến kẻ giờ chỉ muốn làm lãnh tụ của Ðảng và tiến lên làm lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nhưng mà khổ lắm, cá mè một lứa, lại không có óc tốt, không có mắt sắc, không có tay làm, thì làm lãnh tụ cho chết dân tộc à! Dân tộc! Dân tộc! Mồm mồm nói dân tộc, giờ giờ nói dân tộc, nói quá đâm nhàm, cho đến lúc tiếng "dân tộc" thành ra tiếng đầu lưỡi hàng tôm, hàng cá rồi khéo cũng không tha!

Quốc gia với dân tộc chỉ là một "khái niệm", một tên gọi rỗng không, nếu không sung thực cho nó một cái thực thể ở bên trong. Cho nên quốc gia hay dân tộc chỉ là hư danh, cái sinh mệnh thực thể của giống nòi và toàn dân hướng theo một lý tưởng và chính nghĩa mới là đúng thực.

Bản thể với mục đích của nó như thế mà thủ đoạn để đạt tới những yêu cầu đúng đắn của nó cũng phải như thế.

Phải nhận thức sâu sắc bằng xung động và lý tính thực tiễn của đời sống lịch sử, thế giới và quốc dân trên nền tảng và điều kiện của hiện thực, suy xét suốt hết muôn đầu nghìn mối, vạch một vạch sống cho dân chúng với đường đi chính trị và lịch sử của quốc dân với dân tộc, chỉ có thế (nói ít cho dễ đi như thế) mới có được một chính kiến xác đáng. Thắng Nghĩa vì hơn mọi chính kiến, có như thế mới gọi là Thắng Nghĩa.

IV-3- SINH SỐNG


Có một Mạnh Tử nào đó bên Tàu đời xưa nói: "Trời sắp giáng đại mệnh cho ai, tất bắt người đó óc mỏi, gân nhừ, tim héo, phổi mòn, đủ chiều khốn khổ, bách chiết thiên ma, làm cho người đó động lòng đứng dậy mà lớn lao lên". Người nào đi tìm lẽ sống cho riêng mình, nói rộng ra cho một dân tộc, đều phải nan hành khổ hạnh như thế. Người đó phải là Thắng Nhân đã. Người đó phải tự thắng mình trên từng bộ phận của mình và từng cơ năng của sinh mệnh thắng mình đã, cái thắng lợi xiết bao gian nan, yêu cầu biết bao gắng gỏi đã, rồi mới có thể thắng được mọi ngoại vật. Người hy sinh là đã hy sinh rồi trước khi hy sinh. Chết đi là một việc dễ dàng hơn là đã chết ở nơi tự mình một lần rồi sống lại với thai cốt mới. Bỏ tài sản với thân thế, nghĩa là đã tự bỏ được mình xong lâu rồi việc mới thực hiện ra bên ngoài.

Cho nên cách mạng phải đi đôi với một tu dưỡng của cách mạng mới, khác với tu dưỡng cũ. Học hỏi của cách mạng cũng thế, nó phải có một thể hệ đặc biến trong tái sinh của muôn vàn học hỏi.

Không thể tự an ủi được: cách mạng là thuần thủ đoạn, cách mạng là thuần phản bạn, phạm pháp. Cũng đừng nói láo: mục đích chứng minh cho thủ đoạn. Thủ đoạn tự chứng minh cho thủ đoạn, mục đích phải ở bên trong thủ đoạn rồi mới đúng. Công việc máu phải làm bằng máu, tự máu phải là một thứ máu có những huyết tính thuần túy, tinh thành và tiền tiến, thì thủ đoạn máu mới tự chứng minh cho mình được. Thủ đoạn đồng thời phải là bản thân của mục đích, thủ đoạn ấy mới là chân chính.

Thế thì đời sống đồng chí chứng minh cho thủ đoạn tự thân là mục đích. Nhân tài của cách mạng còn ở trong đời sống đồng chí bồi dưỡng lên, vận dụng sẵn những nhân tài chỉ là thứ yếu. Nhưng mà, đào tạo nhân tài của cách mạng phải trông vào người đào tạo. Người ấy phải chịu khó và chịu biết hết. Phải tham gia vào mọi khó và mọi biết của mỗi đồng chí. Phải coi mỗi đồng chí là một mục đích của lý tưởng nước nòi. Phải bằng hết phương thức, phương pháp và hình thức tùy cá tính, khí chất và đặc trường của mỗi đồng chí mà đào tạo cho một bản lĩnh nền tảng về các mặt lý luận, kỹ thuật và tu dưỡng. Ngoài ra, còn phải đào tạo cho mỗi đồng chí một bản lĩnh phụ đặc biệt khác. Như thế thì công việc cách mạng không sợ thiếu nhân tài. Thế nhưng đố kỵ và lợi dụng thì nhân tài không những thiếu, không có, mà dẫu có rồi cũng hao hụt đi nữa, nói chi đến dân chúng! Cho nên lãnh đạo nếu không có một nghệ thuật hay một kỹ thuật, thứ lãnh đạo đó là giả dối. Lãnh đạo là tâm thuật. Lãnh đạo là mục đích luận hay cứu cánh luận.

Ðồng thời sinh sống là sự biểu hiện của tất cả cái huyết tính thuần túy tinh thành và tiền tiến. Sinh sống là mục đích luận hay cứu cánh luận.

Chỉ có sự sinh sống thực tiễn trong đời sống thực tiễn của quốc dân với dân tộc với sự sinh sống thực tiễn trong đời sống lịch sử và tương lai của nước nòi mới trỏ rõ cho chúng ta bằng một ánh sáng rất thành thực và soi suốt một con đường đi chính xác trong cách mạng và kiến quốc. Phải nắm giữ lấy sức chủ của cách mạng, điều khiển được sức phụ của cách mạng, kiến thiết và dự liệu một văn minh mới trên cái phương trình thức kỷ hà học của những hình thể tỏ lộ lên từ tâm lý bình diện của quốc dân đến tâm lý lập thể của quốc dân. Những thế hệ mới của thời đại trong con đường tân trần đại tạ của đời sống lịch sử dân tộc phải đúng đắn và vừa thời nắm giữ lấy cương vị chủ đạo của mình và gánh vác lấy sứ mệnh sáng tạo của mình, chỉ huy các thế hệ khác bắt đi theo con đường đi của dân tộc.

Cho nên lịch sử là quyển truyền phả và môn học vấn duy nhất cao sâu cho nguyên tắc lãnh đạo. Chính trị là lịch sử ngày nay mà lịch sử là chính trị những ngày qua. Thời đại là cuộc sống bây giờ, mà lịch sử là cuộc sống những buổi qua. Sự vận hành của hai thời gian đó kết hợp nên và quy định ra con đường của ngày mai sau. Ðồng thời, sự tẩm nhuần tự mình bằng nghệ thuật sống, cách thức sống và phong vị sống trong giữa thực tiễn của quốc dân là tu dưỡng nền tảng. Tất cả những lời nói của dân chúng bằng ca dao, tất cả những việc làm của dân chúng bằng sinh sống đủ để trau giồi hết thảy những mục tiêu nền tảng cho những phương lược lâu dài về quốc phòng, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, nhân chủng và sinh hoạt của nước nòi. Những thú vị của quốc dân biểu hiện ra các chuyện cổ, những sắc thái quốc dân biểu hiện ra trên nền tảng của văn hóa đặc điểm đều là những hình bóng với gia vị cho chúng ta không thể không đầy đủ trong đường trường xây đắp một văn minh "nước vối, áo the và rau muống". Phải chăng đấy là những tiêu biểu của văn minh bình dân hết sức ăn rộng và ăn sâu trong sinh hoạt của dân tộc, đi đôi với những lời nói không lời của mỗi xó góc trên giang và của tất cả những động tác nhỏ nhặt trên dòng sóng đáy đều là những tài liệu và phương pháp nghệ thuật của chính trị. Nó là tất cả những ý thức và tất cả những cái gì đích xác, chúng ta phải thấm nhuần qua để mà có một tâm thuật vững vàng trên đường cách mạng mới. Nó là văn nghệ của quốc dân không lời mà đủ vẻ.

Cho nên, "lòng yêu với máu đào" của chúng ta dỏ ra vì lòng yêu từ người thân với những con người mà máu chảy ruột mềm đã bén tới, cái máu đào đó dỏ ra để sống và thờ phụng cuộc sống chung, dỏ ra để đấu tranh với quân thù, cùng tẩm nhuần với quân thù trong đồng ruộng của xứ sở qua các thời gian. "Bàn tay với đất đai", sức lao động và trí cần cù đem mồ hôi ra trộn với nước mắt của lòng yêu, tất cả để không dứt mở mang đất đai, xây đắp cõi sống, cái đất đai yêu quý đã từng nuôi sống chúng ta, từng để yên nghỉ ông cha và sinh sôi con cháu, cái đất đai mà đầu mày cuối mắt chúng ta đều nhớ, đều quen, đều từng ghi nhớ mỗi cái khổ, cái vui, cái hy vọng, cuộc sống, cuộc chết, cuộc bể dâu của đời đời, nó đã nói ra bao ý nghĩa và gồm bao nhiêu giá trị. "Sức nhớ và lịch sử", cái sức êm dịu và gắt gao kia, nhờ nó đã làm nối tiếp đời đời, sức nhớ đó để cho ta có thể sống được không đứt đoạn trên đời sống bản thân và đời sống đời đời. Cái lịch sử đã cho chúng ta đầy trí tuệ và kinh nghiệm, lịch sử đã từng đánh thức chúng ta tỉnh lại và nhủ bảo chúng ta tiến lên. "Bộ óc sáng tạo", tất cả những yếu tố đó gom góp lại thành một thể sống chung, thể Brahma hay thể Thánh Linh, thể Bồ Ðề Ðạt Ma cho toàn thể giống nòi trên một dây tự lực sáng tạo truyền thống của dân tộc. Những yếu tố đó đồng thời là khởi điểm của hết thảy mọi văn minh, thông qua và trau giồi bởi tính, tình và chí của mỗi dân tộc mà hình thành trọn vẹn mỗi dân tộc văn minh.


IV-4- THẾ HỆ

Thời đại dào dạt chảy đi lôi cuốn tất cả các thế hệ tầng lớp theo nhau lên thành tựu bằng một công cuộc thảm đạm của cái tác dụng thay cũ đổi mới. Chỉ có thế mới làm nên đời sống hoạt động của thế giới loài người được. Những cây cằn cỗi phải trút lá, để nhường chỗ cho mầm mới can đảm chồi lên đầy nhựa mạnh và sống. Những quả chín phải nát đi, để cho những hạt giống nảy nòi lên những nguồn sống mới.

Mỗi thời buổi, trong dòng sống của lịch sử hoạt động như thế, phải có một tuổi ra cầm nắm lấy sức chủ và làm cán cốt cho đời sống chung hết thảy. Tất cả trong thời buổi ấy, những cái còn sót lại cũng như những cái đang chồi nảy, phải dưới chỉ huy của cái tuổi làm sức chủ đó thì xã hội mới khai thông được mà nòi giống mới sống còn được. Chuỗi dây lịch sử làm bằng những mắt xích như thế, đời đời ca tụng mỗi thế hệ, dự liệu mỗi thế hệ và hoài điếu mỗi thế hệ. Ngày qua phải phục tùng ngày nay. Ngày nay phải khắc phục ngày mai, nghĩa là phục tùng ngày mai. Cái luân hồi xoáy vòng trôn ốc có nút tết của Phật Tam Thế đó chi phối hết mệnh vận của loài người, như loài người muốn tự mình, vì sống còn của xưa, nay, mai, cả nòi giống thân ái, phải nắm giữ cái luật tắc đó, hợp thời mà phục tòng nó, ở đó sinh ra cái đạo đức với viễn kiến.

Mỗi thế hệ cũ phải biết thời cơ lui về một bản vị có ích chung.

Mỗi thế hệ mới phải biết nắm thời cơ tiến lên ngôi báu của thời đại mới mà chỉ huy và làm tròn sứ mệnh mới.

Mỗi thế hệ dự bị phải thâu tóm hết những trí tuệ và kinh nghiệm cũ; trau giồi cho mình tất cả những điều kiện cần yếu cho nhiệm vụ tương lai của mình, để sắp sẵn ra nối liền dây tiến hóa.

Nhưng mà nếu loài người không biết tự động như thế, đào thải tất đau thảm và ác liệt của tiến hóa tất nhiên, sẽ cũng bó buộc làm như thế.

Không ai tránh được luật vô thường; luật vô thường có một phương hướng, một quy tắc với một đường lối rõ rệt của lẽ tiến hóa.

Lẽ sống là như thế.

Lẽ thật thuận theo với sự làm trọn luật vô thường đó một cách mến yêu, nhưng có khi vì lòng yêu mến đó mà không khỏi được bất nhẫn.

Trong thế kỷ XX, nước Việt đã trải qua bốn thế hệ người, mỗi thế hệ có mẫu mực đặc sắc, nó đánh dấu cho sự tiến hóa tất nhiên của nòi giống qua từng giai đoạn nào. Lấy năm 1940 đây mà nói, những vị già nua vào hạng cha chú chúng ta từ 50 tuổi trở lên, không còn dư địa làm chủ được thời đại nữa. Nhưng các anh chị chúng ta từ 30 tuổi hơn cũng không thích hợp và có viễn kiến, cái viễn kiến có nền tảng đích thực để mà ra dẫn dắt cho được đời sống mới và khó khăn này trên một văn minh mới và phải sáng tạo cho dân tộc được. Còn những người của ngày nay, nghĩa là 30 tuổi trở lại, 16 tuổi trở ra, đấy chỉ là những nút chuẩn bị và liên lạc cho một thời đại Việt lớn lao lên và sung sướng lên trong máu xương và đau khổ, hạng này là nền tảng của văn minh mới. Nhưng mà chủ nhân chân chính của văn minh Vạn Thắng mới của Việt là những con em chúng ta 16 tuổi trở về. Họ sẽ đứng lên oanh liệt và chỉ huy sáng suốt được lịch sử dân tộc về tương lai.

Những con người của 40 đâu! Xúm nhau lại thành một sức lực, góp nhau lại thành một trí tuệ, khơi mở đường đi cho giống nòi. Chung quanh những con người của thế hệ đó, tất cả các tuổi phải cúi đầu phục tòng sự chỉ huy nghiêm khắc, dũng cảm và sáng láng của thời đại. Trái lại, tức là phá hoại sự tiến hóa chân chính của tổ quốc với tự nhiên, sự phá hoại đó sẽ dẫn khởi một đãi lọc đau đớn mà thôi hết. Những người của 40 phải là những Thắng Nhân. Những người của 80 sẽ thong thả hơn, sung sướng hơn, lớn lao trên ánh sáng của 40. Họ thừa hưởng cuộc Phục Hoạt sau 1.000 năm Cờ Lau mà những người của 40 phải gánh vác tất cả những nặng nề và hy sinh.

Nhịp kèn của thế hệ 40 thổi. Một thế hệ ngày nay đã chuẩn bị xong xuôi. Một văn minh của Vạn Thắng mới ngày nay đã cấu tưởng, chỉ còn đợi giờ thực hiện lớn lao. Một cuộc đổi đời bằng sắt, máu, lửa để nung nấu tất cả những con người của 40 thành kim cương Thắng Nhân đứng lên cao cả và oai hùng cầm cành lau dẫn thời đại và người đời đi, đi đến một cõi mới. Tất cả các thế hệ sẽ kinh ngạc, sợ hãi, khâm kính và phục tùng đi theo, hết lòng ủng hộ cùng làm việc lớn.

Văn minh mới này chỉ là sự Phục Hoạt và tái hiện lớn lao, người ta hình tượng bằng lý tắc của Totem quan để tượng trưng cho lịch sử Việt một ý nghĩa với giá trị để mọi người cùng hiểu được.

Văn minh mới này trong thế kỷ nung nấu đã chín, dung đúc đã thành. Một trăm năm nay từ trải qua cố thủ, thỏa hiệp, hấp thụ, dung hòa, bây giờ đã đến kỳ phản tỉnh mà sang sáng tạo. Nhưng mà, cố thủ, thỏa hiệp, hấp thụ với dung hòa, người ta trên một bộ phận trên của kiến trúc thượng tầng chỉ có làm những việc quá tầm thường và nông nổi, trằn trọc giữa văn hóa Ðông với Tây, Hán với Pháp. Những việc mặt tầng đó, những thế hệ cũ cố nhiên chỉ có biết đến đó mà làm, nhưng mà chỉ có thế, chỉ có những cặn bã đó sẽ lọc và mới nổi lên mặt tầng. Công việc lớn lao đáng để ý nhất trong kiến trúc của các thế hệ quả là công việc đáy tầng xây đắp lấy cái công cụ và ý thức (tiếng, chữ nước) nòi giống nung đúc, mài gọt, nay tạm đã có một nền tảng. Cái nền tảng đó phải có chính trị độc lập mới làm cho nó thực vững vàng được, và thật có ích để xây dựng một văn minh Việt thật Việt được. Dung đúc tuyệt không trọn vẹn, dung đúc trừ phi có phản tỉnh mới đi đến sáng tạo chân chính. Phản tỉnh nghĩa là đem hấp thụ với đồng hóa về cơ sở của dân tộc cho thông qua dân tộc hình thái, lấy dân tộc làm lý tưởng, mục đích, phương pháp và thủ đoạn để mà sáng tạo một văn minh. Thế cho nên, cuộc vận động Pétain ở nước nhà có phải là cái để mà Bông Lau ca tụng đâu? Cuộc phản tỉnh này dĩ nhiên có một ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp vào ý thức thành niên mới, dự bị cho cuộc phản tỉnh chân chính chỉ có ngấm ngầm trong đáy tầng chưa bùng nổ, sửa soạn tâm điệu của mọi thế hệ cho có một phương thức ít nhất để tiếp thu lấy văn minh Thắng Nhân là một trẫm triệu nổi bật cho những ai còn mê chưa thức biết, là đêm trừ tịch của cuộc xoay vần lịch sử lớn lao trong dân tộc. Dĩ nhiên như thế, nhưng mà nó chỉ là một thứ tiến bộ lom khom và nhút nhát, còn đội mũ cánh chuồn; nó không đứng dậy thẳng, nó cũng không đi lên mạnh, nó không phản tỉnh cho đến đáy, nó không phản tỉnh bằng chiến đấu, nhưng cũng cứ tính cho là một cuộc phản tỉnh. Nó phải phụ thuộc cho cuộc phản tỉnh vô hình trong đáy tầng, đáy Sử và đáy Hồn, cuộc phản tỉnh chân chính đã thành thục sẽ đi lên, một sáng tạo lớn lao, suốt mặt đến đáy và hướng thượng của Thắng Nghĩa mới.

Ðấy, những con người Ðáy của 40. Và là Hồn của 2.000.

Có một ngày, những con người ấy sẽ đứng dậy tất cả.

Nòi giống Việt sẽ lớn lao lên.

Ðã sống lại.

IV-5- CÔNG VIỆC

 

Những con người 40 sẽ làm việc cho thời đại 2.000.

Công việc lớn lao của thế hệ ấy sẽ Vạn Thắng. Những con người ấy sẽ từ cuộc cứu lấy nước, giữ lấy nòi, tiến lên sáng lập một thể hệ sống và một văn minh mới thực lớn lao, bền vững, sáng sủa và sung sướng.

Người ta sẽ bằng một thủ đoạn cách mạng, phối hợp với một trí năng sáng tạo thành tựu công việc của lịch sử suốt mặt đến đáy và hướng thượng. Chỉ những con người đó trong sự làm thực mới thể nghiệm ra đầy đủ những ý nghĩa, giá trị và công năng lớn lao của những công cuộc cách mạng. Phải coi xét nó bằng tất cả lý tưởng, mục đích, phương pháp và thủ đoạn của nó thành một thể trọn vẹn không xé lẻ, không sai khớp và đầy huyết tính.

Chiến tranh là cuộc đổ máu đầy ý nghĩa. Chiến tranh đã quyết định được hết vận mệnh của người mặc dầu người đầy nhút nhát, ươn hèn và sợ sệt chiến tranh. Chiến tranh bắt thời đại đi vào những con đường mà thời đại ngại ngùng, do dự mãi không dám tiến vào. Chiến tranh còn là thời cơ sống chết, nghìn năm một dịp của những ai bị đè nén và áp bách mong chờ. Nó để cho mình một thuận tiện. Cho nên, lấy vũ lực ra cứu quốc nghĩa là đem sắt, lửa với máu ra tranh đòi lấy chủ quyền, cái chủ quyền của tự mình được tự do, dùng ý chí của mình đối với đất đai, dân chúng, việc làm, đường đi và vận mệnh của tự mình. Không đổ máu tuyệt không mong xoay chuyển được thời đại. Máu biết nhớ đến chúng ta, không lo sợ, nó sẽ đền bù hết cho chúng ta. Máu có thể mang thay cho tầu bay, tầu bò, xe hơi, đại bác và súng gươm. Nói thế nghĩa là một khi có cái máu nóng, sáng suốt và mạnh mẽ, tất mọi việc đều thành công với cái vĩ đại của suốt mặt trận đáy tầng dân tộc suốt nơi một lúc cùng nổi lên tranh thủ bằng mọi thứ. Giữ gìn lấy nòi giống còn yêu cầu chúng ta phải dùng mọi hình thức đấu tranh để mà đạt tới mục đích. Không có cái mục đích đó thì sự cứu nước thiếu hẳn đi một phần lớn lý tưởng. Tất cả Trăm Việt phải trở về hoài bão Tiên Rồng cũ, trên một tổ chức thỏa đáng nhất, nó làm khuôn mẫu cho hết thảy "nhân đạo chủ nghĩa". Chính nghĩa tự xưa phải giả định là có. Thế nhưng mà bao giờ chính nghĩa đều vẫn bị lợi dụng mà không được thờ phụng và được nghe theo. Những hẹp hòi và kiêu ngạo của những dục vọng phá hoại hết nền tảng sống còn của phải trái với thiện ác. Cho nên, muốn sáng tạo được thế giới mới, cho hòa bình lâu dài quyết không thể không thanh toán cho sạch những nợ máu, nhục máu, hút máu, tiêm máu từ xưa trên lịch sử nếu có thể được để mà có thể kiến lập được lý tưởng đó. Nếu không, trên bản vị của tự mình phải đòi lại lấy "chính nghĩa" cho tự máu mủ mình, gột, lọc, rửa những "phi nghĩa" trong tự máu mủ mình đi.

Ấy thế mà đời dân chủ phải trọn vẹn xây dựng nên để xúc tiến một cuộc tiến hóa vượt bực. Cuộc tiến hóa vượt bực chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng của dân chủ chân chính. Phải thiết thực và đúng chắc rằng dân làm chủ, dân phải làm chủ hết thảy cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi của đời sống tự mình, phải làm chủ được ý chí và chế độ của tự mình thật chân chính, phải có căn cứ và chuôi nắm. Cái chuôi nắm chân chính của nền dân chủ thực phải ký gửi trong nền tổ chức cỗi gốc của tự dân chúng sẵn có và có thể vận dụng được, phải tự có hết thảy then chốt và thìa khóa trong đáy tầng, để mà tự động thực hành lấy vô luận một điển hình dân chủ nào bằng tất cả các điều kiện. Thế nào là dân chủ thật và đúng lại vững? Nền tổ chức cỗi gốc đó phải do dân chúng tương hỗ lẫn nhau dùng các hình thức hỗ trợ và hợp tác về mọi bề, mọi mặt của sinh hoạt từ kinh tế đến chính trị, xã hội, văn hóa, pháp luật. Chủ nghĩa vô chính phủ không thể thực hiện được, nhưng tinh thần của nó phải thấm nhuần vào dân chủ Việt nghĩa là vào một nền dân chủ nào có thể chân chính dân làm chủ được. Có thế tiến bộ mới được bình hành, có quy tắc, có kế hoạch và nắm giữ được hòa bình, cơm áo, tự do và bình đẳng. Cuộc tiến hóa phải sáng suốt, tự động, kỷ hà học và nhân loại, có thế cuộc tiến hóa mới xứng để cho chúng ta xướng đạo được. Phải thành lập cuộc tiến hóa như thế của Thắng Nghĩa, gọi là tiến hóa Việt, tiến hóa không có ép uổng, không có ý thức chuyên chính. Bất cứ lối chuyên chính nào đều không chân thật làm nổi được tiến hóa sáng suốt, tự động, bền giai, kỷ hà học và nhân loại.

Ðể xây đắp thể hệ sống, trước hết tính đến cần lao. Những con người 2.000 sẽ vất vả mà không thấy khó nhọc, nhễ nhại mà không cảm thấy uể oải. Họ quên tất cả; sự cần lao ấy chỉ là biểu hiệu tối cao của huyết tính nóng sôi trong máu người Việt cảm chiêu bằng nắng Viêm. Sự đấu tranh chân chính nhất là cần lao, nó sinh ra sáng tạo, sáng tạo hết thảy một văn minh mới; huyết tính sinh ra sáng tạo mà bằng phương thức cần lao. Người Việt mới của thời buổi 2.000 tự thể nghiệm lấy thật thiết đáng. Tất cả tâm, thân đều cống hiến cho tương lai muôn, nghìn thuở. Họ nhẫn nại nhưng mà hùng hồn, họ bi tráng, họ quên hết họa chăng cả mình mẩy chỉ còn là những mạch máu của lịch sử thức tỉnh chảy dồn dập, dạt dào, sùng sục: cả người đều tẩm nhuần cái ánh sáng thiêng liêng đó, nó dẫn dắt cả một nòi giống lên lớn lao. Suốt nơi và mọi lúc đều như thế cả; họ sẽ làm cho lịch sử và thế giới kinh ngạc, kính phục và sợ sệt.


Họ sẽ thắng hết những thất bại của lịch sử và tâm thân.

Họ sẽ thắng hết nợ và nhục.

Họ thắng vũ trụ và loài người.

Những người 2.000 vạn thắng.

IV-6- GIÓ ÐÁY

Cùng một luật tắc như trong sự tân trần đại tạ, các thế hệ, các tầng cấp dần dà và lần lượt hết mỗi tác dụng chủ đạo của mình trong đời sống quốc dân để nhường bước cho mỗi tầng cấp mới. Những cuộc cách mạng dân tộc trên sử Việt, những cuộc cách mạng nào đã chân chính làm đạt được nguyện vọng của dân chúng và làm được đúng đường đi của nòi giống, đều chỉ đo bằng mỗi thế hệ thực tiền tiến và những tầng cấp thật đa số mới đủ sức và trí viễn kiến và dũng cảm, đủ huyết tính ra gánh vác công việc lớn lao của thời đại trao cho.

Chỉ có thế hệ thực tiền tiến mới đủ đại biểu được tương lai.

Chỉ có tầng cấp thật đa số mới đủ đại biểu được dân tộc.

Tương lai tỏ lộ trong óc mới của thời đại và viễn kiến.

Dân tộc tỏ lộ trong sinh mệnh thực thể của toàn dân và chính nghĩa của kiến thiết. Tiến hóa là làm bằng hai nền tảng điều kiện đó. Cách mạng chỉ tìm được trong hai điều kiện đó một nền tảng và đường đi lịch sử, chính trị đúng chắc và tất thắng.

Thế hệ của thanh niên và tầng cấp 98% của quốc dân Việt chính là đáy tầng dân tộc Việt. Thanh niên bị giày xéo dưới sức nặng của các thế hệ và quốc dân bị lấp láp dưới xây đắp của các đặc quyền, chỉ có thế hệ ấy với tầng cấp ấy chân chính là đáy tầng Việt, tức là sức gốc của Việt.

Làn gió phục hưng dân tộc và thời đại không thổi trên mặt tầng, trái lại chỉ thổi dưới đáy tầng để cuốn dậy làn sóng đáy. Những gió ấy và sóng ấy duy nhất có lực lượng để lật đổ hết thảy những thứ gì trên mặt.

Làn gió đó là làn gió Hồn và làn gió Sử.

Ở trong đáy lòng người, nó là gió lòng.

Sự thống trị của dị tộc thành lập ở sự bàn cứ trên mặt tầng với sự thỏa hiệp của đặc quyền. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh mặt tầng và đặc quyền mà trở về đáy gốc.

Sự thống trị của dị tộc thành lập trên sự cằn cỗi của nòi giống. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh hết cằn cỗi mà chìm xuống đáy rễ để nùng nục lên những chồi mới.

Làn gió đáy thẩm thấu suốt đáy tầng của dân tộc.

Người của 40 làm việc cho thời đại 2.000 đều đã được thấm thía, cảm thấy một cách sâu sắc và ghê rợn, họ đều rùng mình, và trong sức giác ngộ lớn lao, họ đã đứng dậy mạnh mẽ đến vô địch. Tự tay họ, họ sẽ mở rộng thời đại và sáng rọi văn minh. Thời đại với văn minh phải tìm lẽ sống với lẽ thật trong những nguyên lý bản thân của sinh mệnh và việc làm. Sinh mệnh là tự thể. Thời đại chỉ là sự kết thành của sinh mệnh. Việc làm là sự giao hỗ phức tạp giữa tự thể với vũ trụ. Nếu muốn đạt tới mỗi hình thái và phương pháp của văn minh nào mặc dầu, chỉ có thể tìm trong việc làm của sinh mệnh những lẽ thắng. Việc làm là biểu hiện của sinh mệnh ra bằng hết cả sức lực vật chất, kết quả hình thức với hiệu dụng mỗi màu, mỗi vẻ cùng tất cả những duyên quả chằng chịt lại của vũ trụ và sử. Tất cả tóm lại là Thực Hiện.

Toàn thể chúng sinh hướng theo một lý tưởng và mục tiêu chung để tiến tới trong đường trường của Thực Hiện đó, cạnh tranh nhau, đãi lọc nhau và tiến hóa lên. Chỉ có những nòi giống không dày công sinh mệnh với đủ pháp, việc làm, mới chịu lùi bước, bị đè nén và chìm vào diệt vong. Làn gió đáy đã nổi dậy thức tỉnh mọi người bằng những cảm giác đó mà thôi, những cảm giác ấy, nói tóm lại là Thắng Nghĩa. Làn gió đáy mang lại Thắng Nghĩa.

Không gì thổi réo rắt, nghiến rít bằng làn gió đáy. Nó như thổi hết thảy 5.000 năm, tất cả những hơi lạnh người chết và hơi rợn linh hồn của toàn thể thiêng liêng chồng chất trên thứ bực của tiến hóa, đem dồn dập lại mà đánh úp một thế hệ chúng ta. Gió ấy như một chiếc roi thép quất chúng ta dậy, đau buốt tới xương tủy, thấm tận đáy hồn dân tộc và đáy lòng mọi người. Sự Phục Hưng ở đó mà ra, làn gió ấy tự ở đáy Sử mà thổi, sẽ lôi cuốn hết đáy tầng, đoàn kết lại một mặt trận gốc.

Chúng ta sẽ phản tỉnh lại và tự hỏi: "Trải 5.000 năm nòi giống chưa bị diệt vong, phải có một lẽ gì? và phải có việc gì để mà làm?" Chỉ có những người ở dưới địa ngục mới thực nghiệm thấy cái đau khổ của nòi giống và chúng sinh, người ấy sẽ phản tỉnh mà tìm tòi cái lẽ thực của đau khổ. Chỉ có người ấy mới thực được giác ngộ với ánh sáng lớn lao của trí tuệ cảm chiêu. Chỉ có người ấy mới thực nguyện ra cứu vớt nòi giống và chúng sinh. Chỉ có người ấy làm được việc lớn bằng một sức sinh mệnh lớn lao cảm tự đáy hồn để mà hoàn thành cái đạo lớn cho loài người. Ấy thế, lẽ sống và lẽ thật của Phục Hưng là như vậy.

Những con người của 40 là những con người của cái thế hệ và tầng cấp Việt đáy tầng tự ở dưới áp bức đen dày và nặng nề mà lớn lao lên, cởi mở hết xiềng xích cho mình và phá tan hết những màn tối, quét sạch hết hôi tanh và đánh chết hết thù địch.

Những con người ấy vì Tổ Quốc Việt. Tổ Quốc Việt chỉ là một tổ quốc đáng yêu, đáng kính, khi tổ quốc Việt chân chính biểu hiện được lẽ sống và lẽ thật, tất cả lý tưởng và chính nghĩa. Những con người ấy sẽ thực hiện tự mình, xã hội và dân tộc bằng tất cả những hương hồn và chính khí mà làn gió đáy mang đến cho tức là nhân cách và danh dự.

Làn Gió Ðáy thổi.

V-1-ÐƯỜNG SỐNG VÀ ÐƯỜNG BIẾT

Trang Tử nói: Ðường sống có bờ mà đường biết thì không bến, cho nên tìm biết là tìm chết. Thế nhưng mà thực ra từ mặt cá nhân cho đến suốt mặt loài người, từ cổ tới nay, có biết mới sống được, biết là tất yếu của sống. Sống với biết là hợp nhất. Cho nên quan hệ của sự sống với sự biết có thể phân ra ba điều mà nói.

Biết là cái trục của sống. Descartes nói: "Je pense donc je suis". Nhưng ta có thể nói: Tôi sống vì tôi biết. Biết là công cụ của đời sống, đồng thời là nền tảng và yểm hộ của sống.

Phạm vi của biết đó là phạm vi của vũ trụ. Biết đến đâu tức là vũ trụ đến đó. Biết thẩm thấu vào cái thái cực nhỏ (infiniment petit) cho đến thái cực to, cho đến cái vô cực.

Phạm vi của sống khai tịch và phát triển theo thủy chuẩn của biết, lịch sử đã chứng minh như vậy. Cố nhiên hoàn cảnh và kinh tế xúc tiến cái biết, nhưng mà cái biết phải lãnh đạo hoàn cảnh và kinh tế, lý luận phải lãnh đạo thực hành, mà thực hành phải xúc tiến, chứng minh và tu chỉnh lý luận.

Có những hạng người cần biết mới sống được. Biết là cứu cánh ý nghĩa của nhân sinh. Có biết mới có khả năng sống được thực tế, nghĩa là sống trong cái chân ý vị dồi dào của đời người. Miệng núi Fuji-Yama đã từng nuốt sống mấy trăm thanh niên Nhật Bản. Những người đó vì lý tưởng của cả cái quốc gia non nớt của họ, vì cái phương châm đời sống của họ, đã vì cái chưa biết, cái không biết được, vì cái ám ảnh của triết học tối cao, đem vùi thân vào cái chưa biết được để tìm tòi và an ủi.

Cho nên cái biết của loài người nói tóm lại có thể chia ra ba phương diện:

A. Cần biết về nguyên thủy:

a) Cái căn để của trời đất, tự đâu mà sinh, nghĩa là tìm cái tối viên mãn, cái tối thái sơ, cái tự kỷ nguyên nhân (la cause en soi) nó hoàn thành vũ trụ.

b) Cái căn để của sự vật, ở đâu mà đến; nó là vật, nó là tâm, nó là lý hay là lực?

c) Cái căn để của tự mình, cá nhân và nhân loại từ đâu mà có, ở đất bùn nặn nên hay tự tiến hóa nội tại?

B. Cần biết về cứu cánh:

a) Cứu cánh ý nghĩa của nhân sinh: Sống để làm gì?

b) Cứu cánh giá trị của nhân sinh: Sống với ý vị gì?

c) Cứu cánh y quy của nhân sinh: Sống gửi thác về, biết đâu là quê ở?

C. Cần biết về chân tướng:

a) Chân tướng của tự mình: nhân thân tiểu thiên địa, mâu thuẫn đầy dẫy, nào biết cái chủ ngã ở nơi đâu, biết lấy cái gương nào mà soi thấu?

b) Chân tướng của sự vật: xã hội với tự nhiên hỗn hỗn, mang mang, phức phức, tạp tạp.

c) Chân tướng của chân lý: mịt mịt, mù mù, lấy đâu làm tuyệt đối?

Loài người bởi để yên định sự sống của mình trong vũ trụ, cá nhân, xã hội, không thể không đi tìm cái tuyệt đối, cái nhất định của ba phương diện biết kia. Cái công việc lập tâm cho trời đất, lập mệnh cho nhân sinh, kế vãng khai lai, tức là ở nơi tìm cái chốt trục của trung tâm vạn vật, lấy cái đó để giữ vững mặt trời với địa cầu, bởi loài người phải tin mãi rằng có tìm thấy cái đó mới tránh khỏi hủy diệt. Ðông Tây kim cổ, Nho thì cần biết tính, biết mệnh, tri chí, tri chủng. Phật thì cần minh tâm huấn tính, đại giác, tự giác. Lão thì cần học tiên tu đạo, trường thọ, tồn chân. Gia Tô thì cần thánh linh mặc khải, thể nghiệm Chúa Trời. Rồi ra cái biết của loài người đi từ tuyệt đối luận (dogmatisme) đến vô tri luận (agnosticisme) cho đến kinh nghiệm luận (pragmatisme), hoặc giả vô thần (athéisme), hữu thần (théisme), phàm thần (panthéisme), hoặc giả duy tâm sử quan, duy vật sử quan, duy sinh sử quan, ba bề bảy mối. Than thay thanh niên! đời như hoa xuân mới nở, lòng như hạt móc ban mai, vừa bước chân ra khỏi cửa nhà, xa nơi gối mẹ, vội cảm thấy bốn mặt xoay vần, đường đi sai lạc, bởi muốn tìm cái sống ở nơi tự mình cho nên khổ vì muốn tìm cái biết.

Dù sao sống nghĩa là bả ác được tự mình. Hãy nên tự giác (Connais-toi toi-même). Hãy tự kiến lập lấy một sinh mệnh hệ thống, lấy cái chủ ngã tối viên mãn ở trong nơi tự mình, làm tối cao thống súy cho tự mình. Herriot nói: "La connaissance cest ce qui reste après quon a tout oublié"! Biết nghĩa là cái gì còn thừa lại sau khi người ta đã vứt quên những cái khác. Cái gì còn thừa lại? Ta (moi-même).

V-2- THẦN LINH VÀ TÂM LÝ

Ðầy dẫy những hạng trụy lạc trong mê say, lạc ngũ trong tranh đấu, thất vọng trong tình đời, hối hận trong hành động, đắm đuối trong bến mê, những hạng ấy nhiều vô kể, nhất là trong đội ngũ những trẻ trai tự nhận nhầm là có trí thức.

Những hạng ấy bao vây bởi tối tăm, cùng khổ mà trở về mình, gục đầu trên cái hình hài cũng tối tăm của mình. Hãy tưởng tượng một cái xác chết đầy những ròi nhung nhúc không ghê tởm bằng, không đau thảm bằng trông thấy những linh hồn rữa nát và cáu bẩn bởi những ám ảnh mà quốc gia dân tộc ta dầu cho muôn vàn xâm lược giày xéo cũng không đáng kinh sợ, cũng không đáng thất vọng bằng trông thấy những thanh niên yêu quí của ta bị xâm lược, bị thống trị, bị bóc lột, bị áp bách, bị hình giảo bỡi những bóng địch tối tăm. Họ tự chết dần trước khi chết, nghĩa là quốc gia dân tộc ta cũng đi với họ mà chết dần dần, ngắc ngoải một cách đau đớn, ê chề, trước khi diệt chủng.

Ðối với thanh niên sẽ phát sinh vấn đề thần linh với tâm lý.

Ðáng lẽ ra một người dân khỏe trong một nước khỏe, thì trên nền tảng sinh lý là tầng tâm lý vận dụng rất linh hoạt. Nhưng mà trên mặt tầng tâm lý của họ sẽ nẩy nở ra vô số những sức lực gì vô chất và kỳ quái, những hình ảnh gì vô căn và dữ tợn; ở đấy họ thấy cái tâm lý của họ chỉ là một bộ máy lệ thuộc cho một cái gì vô hình mà gọi là thần linh. Bản lai thần linh với tâm lý là một thể sống tối viên mãn, gọi là Như Lai Tạng (Lăng Nghiêm Kinh) tóm góp lại bằng những tất cả nhân tố tối tinh hoa của các plan physique, mental và astral hợp thành một tướng (système) bao gồm vía, phách, lý trí và đạt ma. Tâm lý cơ cấu đã kiện toàn thì nhân cách sẽ thống nhất, cái sinh mệnh hệ thống sẽ không phân chia, mà cho ta một đời sống xán lạn.

Còn những hiện tượng hồi cố ví như réminiscence, ví như Mạt Na Thức của nhà Phật, nó chỉ là những tăng tục tính tích lũy trong cái quá trình sống còn của cá nhân với xã hội theo cái bước đi lũy tiến của lịch sử và hoàn cảnh. Vậy thì những sức lực và hình ảnh kỳ quái trên kia, đó là tâm lý bệnh. Nguyên lai của bệnh đó chia hai phương diện mà nói:

a) Hoàn cảnh suy lạc của quốc gia, xã hội, gia đình và tự kỷ trong cái thời đại thực dân, và kinh tế phá sản này.

b) Giáo dục và bồi dưỡng thuần túy trong cái khuôn khổ tiểu thuyết khiêu dâm, lãng mạn, bi quan, yếm thế, hành động trụy lạc và đắm đuối, quan niệm sai đường và ái tình vặt.

Còn những nguyên nhân trực tiếp từ nơi tâm lý hủy hoại:

a) Phản tưởng (arrière pensée) làm cho người với người ngờ vực nhau, làm cho tâm cơ càng phức tạp và ranh mãnh.

b) Hắc tưởng (pensée noire) càng làm cho tối đen tinh thần sinh hoạt và càng làm tê liệt cho vật chất sinh hoạt.

c) Ảo tưởng (chimère) làm cho thanh niên sống say, chết mê, bàng hoàng, như hồn bướm mơ tiên, sống một cuộc đời nửa chừng xuân dằng dặc.

Những người đó gần như hết là tự hoại, tự diệt, tự nhơ mình mà làm nhơ cả quốc gia. Chỉ có những hạng người ấy, hơn ai hết tự tư, tự lợi, không hy sinh nổi cá tính, không hy sinh nổi cảm tình, vì thân họ là thân nô lệ của những sức lực vô chất, với những hình ảnh vô căn, kỳ kỳ quái quái. Họ không phải là con đẻ của tổ tông ta, họ không phải là chiến sĩ của thời đại, không phải là phần tử của quốc gia, xã hội, dân tộc. Ví như Tôn Văn đã nói: "Người là cái khí cụ của tâm hồn, nước là do người góp chứa nên, quốc gia còn mất, thịnh suy, là trông vào lòng người phấn chấn hay ủy mị". Những bệnh chứng của họ có thể phân chất ra như thế này:

a) Ám ảnh cáu bẩn như sức ma vào tinh thần, sức quỷ dẫn dụ đưa dắt, trói buộc và hình giảo, không cho họ sung sướng, mà chẳng cho họ hối hận. Frans II kêu: "Que de sang! Que de sang!" trong một cuộc ngắc ngoải khổ não. Ngô Tôn Sách chết với vô vàn bóng ma Vu Cát.

b) Thắc loạn: (tức là các thứ manie) có cái manie đi ăn trộm, có cái manie giết người như Ngọa Triều bên ta, có cái manie là cho thơ thơ thẩn thẩn.

c) Tự sát: đừng cho người tự sát là can đảm hay nhút nhát; nó chỉ là những hy sinh phẩm của tụi quan ôn thần kinh bệnh.

Làm sao mà họ mắc mà không biết, biết mà không chữa, chữa mà không được. Họ tiêu cực đối chọi với hoàn cảnh, đổi không khí, họ bị dẫn đạo bởi ánh sáng, cái ánh sáng thảm đạm và lạnh lẽo của chúa Diêm Vương vô tình. Ôi nihil! ôi nihil! hư vô là hư vô, hư vô là cái vực âm thầm và không đáy.

Xét cái tinh thần của người ta, cá nhân và xã hội không ngoài mấy tác dụng này:

1) Tiềm di mặc hóa: dần dà vì ảnh hưởng xung quanh. Nước suối trên non thì trong, nước suối xuống đồng thì đục, từ cái lành sang cái ác chỉ cách một tóc một tơ.

2) Tự kỷ ám thị (autosuggestion): một vài ý nghĩ ấy tự trói buộc mình cũng đấy mà tự bồi dưỡng mình cũng đấy.

3) Tinh thần thôi tróc (somnambulisme): có những thầy phù thủy cao tay đánh đồng thiếp, nhưng mà không cứ, có nhiều phương thức mà nhiều nhà chính trị cũng dùng tới để bóp cổ nhân dân.

Cho nên ta xét thấy những hạng người kia, muốn tự chữa mình, mà cũng chỉ có thể tự mình chữa lấy được mà thôi, thì hãy cố tâm trầm tiềm duồng dẫy hết thảy những cái bậy bạ của thiên mệnh tiền định luận dung tục (déterminisme). Hãy co kéo nó về. Nó là ai? TA (moi-même).

Cho nên người ta muốn chữa cái bệnh thần kinh này thì thờ mấy chủ nghĩa:

a) Tự do ý chí: muốn, làm, biết tự do, đó là chân tự tại, chân giải thoát.

b) Tự kỷ ám thị: Cái thiên căn của trời đất với cái thiên căn của tự mình, ở nơi một lòng tín ngưỡng chặt chẽ nhất (la foi, credo), tín vi đạo nguyên công đức mẫu (Hoa Nghiêm Kinh). Người đã kiến thiết cái lòng tin này, ta bảo đảm sẽ thành vĩ nhân. Napoléon, Alexandre le grand, Jésus Christ, Mahomet, Phật, Lão, Khổng, Gandhi, Hitler chẳng qua là những người làm bằng cái lòng tin đó.

c) Ðộc lập độc hành: không phải là cá nhân anh hùng chủ nghĩa, không phải ưu thế thanh đàm chủ nghĩa, chỉ là sự cố gắng lớn lao, của một người trong những người, chỉ là sự cố gắng ở nơi tự mình.

Thiệu Tử nói: "Thánh cũng chỉ là người, nhưng đấy mới thật là người". Biết thì ai cũng biết cả, nhưng biết chân thật mới là biết.

Ta còn dặn thêm mấy nguyên tắc đề phòng bệnh thần kinh:

a) Cẩn thận khi một mình, một mình đối diện với lòng, đừng để cho ý dục sai khiến.

b) Cẩn thận khi mới đầu. Tưởng Ủy Viên Trưởng nước Tàu nói: "Cùng lý ư vạn vật, thủy sinh chi xứ, nghiên cơ ư tâm ý sơ động chi thời".

c) Cẩn thận từng cái nhỏ, những cái mấp máy của lòng, tâm tâm niệm niệm, xem xem, niệm Ma hay niệm Phật, lỗ kiến vỡ đê, mồi lửa cháy thành. Phàm cái gì lớn lao và những cái tối trường cửu, đều gốc gác ở những cái nhỏ. Thôi đừng tự kỷ tác quái.Câu phương ngôn nói: "dương thịnh âm suy, máu xấu ma làm, nước suy quỷ hiện", có đúng hay không đúng?

V-3 – HOÀN CẢNH VỚI NGƯỜI TA

Từ tối cổ tới giờ có thể chia lịch sử loài người ra làm ba thời kỳ; sự thành lập của mỗi thời kỳ đó đặt để trên những nền tảng xã hội với điều kiện kinh tế, văn hóa quy phạm, với thực học thủy chuẩn nhất định: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ thần học, thời kỳ thứ hai là thời kỳ triết học, thời kỳ thứ ba là thời thực học. Ðó là theo cách chia của Auguste Comte. Nếu chia theo Weber hay Hobhouse thì loài người từ tối cổ đến bây giờ có thể chia ra làm năm thời kỳ: dã man, nông nghiệp, trung cổ, quá độ thời kỳ và văn minh. Chia thế nào thì chia, tổng chi ta được một kết luận là bất cứ ở thời đại văn hóa hay lịch sử nào, cái tối cao nhiệm vụ của nó là kiến thiết con người, mà con người quy phạm là sản vật hạn định của thời đại, văn hóa và lịch sử. Thời đại, văn hóa với lịch sử đó là cái hoàn cảnh lũy tiến của loài người mà tự nhiên với xã hội là những hoàn cảnh không gian bất di bất dịch.

Cho nên biết hoàn cảnh bao vây, quy định, làm sống hay tiêu diệt mỗi người là tùy theo cái bản thân năng lực. Ta thấy hoàn cảnh của mỗi người có thể bao gồm bào thai hoàn cảnh, tự nhiên hoàn cảnh, xã hội hoàn cảnh, giáo dục hoàn cảnh, thời đại hoàn cảnh. Hơn nữa, ta thấy ngoài những hoàn cảnh ngoại tại, còn những hoàn cảnh nội tại bó chặt ta hơn, như thanh, hương, sắc, vị, sức, ý, với lại tai, mắt, mũi, mồm... há chẳng phải là những thứ lục trần, lục thức như nhà Phật đã nói: "đã mê dụ ta, đã khốn quẫn ta, đã tiêu diệt ta nữa". Bất quá lịch sử là sự biểu hiện toàn bộ cái ý chí sinh tồn và cái ý chí thực hiện của loài người.

Ta thấy rằng loài người bằng những công cụ siêu việt là: óc, tiếng nói, tay... vận dụng những công năng siêu việt là lao động, sáng tạo, cải tạo, tự kỷ và hoàn cảnh, nối tiếp vật lộn để đạt tới cái trình độ văn hóa như ngày nay.

Thần linh với tâm lý, nếu ở trong một con người không có một sinh mệnh hệ thống vững bền và thống nhất, thì thời đại, văn hóa với lịch sử hết thảy những sản phẩm của nó đều biến thành những sức lực vô chất và những hình ảnh vô căn đến xâm chiếm và nhiễu loạn ta.

Mỗi tiếng nói, mùi thơm, màu sắc, vị ăn, ý muốn luôn luôn lẩn quẩn thành những quân thù địch vô hình muốn làm hại mình thôi. Cho nên sống nghĩa là chi phối một phần nào cái hoàn cảnh; luật tắc khoa học đã quy định xã hội đã chi phối từng người, nhưng mà ý chí từng người trái lại có thể chuyển biến được xã hội. Nhân định thắng thiên, sự phát hiện được cái phạm trù Người là một công cuộc tối vĩ đại của triết học đời Phục Hưng (Renaissance) bên Tây và đời Xuân Thu Chiến Quốc bên Ðông. Thanh niên ta ngày nay, châm đối hoàn cảnh khó khăn của dân tộc và cái nhiệm vụ khốn khổ của thời đại, trước hết phải phát hiện được cái phạm trù Người ở nơi thân mình và ở trong cái nội tại của phạm trù đó, phát hiện được cái tối vĩ đại và duy nhất là TA.

V-4 – NHÂN SINH VÀ NHÂN TỬ

 
Phải chăng tìm cái chốt của đời sống mỗi người một trăm năm, và đời sống của loài người muôn vạn thế, bao nhà tôn giáo, triết học, khoa học, chẳng qua chỉ là góp những tài liệu chung quanh cái vấn đề trung tâm là nhân sinh quan và nhân tử quan, thống nhất trên một mối sống.

Ôi đạo sống khó thay! Sinh thế dị, trưởng thế nan. Thế thì loài người nghe đạo phải có tinh thần "chiêu văn đạo, tịch tử khả hỹ" nghĩa là sớm được nghe đạo dù chiều chết cũng vui. Người sống còn ví như người trong nhà bước ra khỏi cửa để đi đến một mục đích địa điểm nhất định, phải đã sẵn có cái mục tiêu nơi lòng, trong cái quá trình đi đường phải biết hấp thụ những tinh hoa và kinh nghiệm chung quanh để đi tới nơi bằng một tinh thần sảng khoái. Cho nên cái ý chí nguyên bản của mình phải nhất định. Những tinh hoa và kinh nghiệm trong cái lịch trình đó chỉ là những cái tài liệu tích lũy vào cái ý chí nguyên bản, càng phong phú dồi dào vào cuộc sống thêm viên mãn, mỹ lệ.

Có thể chia:

1) Thiết lập một phương châm sống và lý tưởng làm nguyên bản. Có thể nói: Nhân sinh chi kế tại ư xuân. Lúc thanh niên chính là lúc mình lập chí.

Hãy nghe:

Nếu hoa xuân nở ngọn cây

đó là để xui giục lòng người đi tìm ánh sáng đạo

nếu trăng thu chìm đáy nước

đó là hình tượng cảm hóa chúng sinh

và tất cả chúng sinh

đó là tái sinh

trên cùng một bông liên hoa.


2) Bằng cái lý tưởng phương châm sống, kiến lập một cái sinh mệnh chủ quan tuyệt đối có tính chất tiến hóa và sáng tạo, trong quá trình đời sống, hấp thụ thiên nhiên với xã hội tinh hoa, sung thực và phong phú sinh mệnh tài liệu của mình cho đời càng được triết học hóa, xã hội hóa, và nghệ thuật hóa.

3) Dumas nói: Phải trông cái chết thẳng trước mặt. Ôi đạo chết khó thay! Biết bao kẻ sống chết như cây cỏ nát, vô ích cho nhân loại, cho dân tộc. Biết cái chết mới kiến lập được cái quyết tâm. Biết cái sống mới dám đem lòng hy sinh. Biết cái cực chất của sống với chết ở nơi tự mình, mới hiểu rõ được cách đặt để mình vào xã hội. Có ba hạng làm việc: làm thầy đời, làm bạn đời, làm tôi đời (travail de maitre, travail dami, travail de serviteur). Mà làm việc đời cũng có ba hạng người: quyết tâm, thực hành với trí giả (homme de coeur, homme daction, homme desprit). Phải nên hiểu mình thích hợp với cái khí chất gì, nhiên hậu mới quyết định cách làm của mình. Tóm lại một lãnh tụ phải đủ ba đức tính: có thể là nhà lý luận, đồng thời là nhà hành động và nhà tổ chức, không thế thì không được.

Trong quá trình sống của mình, hạt bụi, sợi cỏ, từ cái rất nhỏ đến những cái rất to, từ cái vô hình đến cái hữu hình, đều là tài liệu của biết. Biết là trục của sống, mà học là cửa của biết. Ôi đạo học khó thay! Cùng một cửa mà ra thiên tài, mà ra nô tài, mà ra nhân tài.

Cho nên dạy người hay cầu học tóm lại có ba phương châm:

1. Nuôi tâm sinh thiên tài.

2. Nuôi óc sinh nhân tài.

3. Nuôi thân sinh nô tài.

Trong trời đất, nhiệt với thành là hai yếu tố nguyên thủy và hoạt động. Vạn vật ở đó mà ra, tình, ý, chí đều ở đó mà ra. Nhưng tất cánh nhiệt với thành chỉ là những thể chất đồng chất (homogène) thuần túy tự năng và tự động, trải qua một quá trình sung thực tình, ý và chí, đem tình, ý và chí quy lại một lý tưởng tối cao và biểu hiện ra một trung tâm công tác hóa.

Dạy người vời cầu học là một công việc đồng đạo đối lưu. Có ba lối học:

1. Ðắc ý vong ngôn như Trang Tử, như Nhan Uyên, Ðào Uyên Minh tự lực, độc thiện kỳ thân như võ siêu trần bạt tục.

2. Nhập nhĩ xuất khẩu, vào tai ra mồm, vô ích thực tế.

3. Nhập lý xuất sự, học tập với làm việc thống nhất, lý luận với thực hành không chia, nhân cách trung dung, tư tưởng chấp dụng.

Có bốn cửa học:

Nhập nô xuất chủ

Nhập chủ xuất nô

Nhập chủ xuất chủ

Nhập nô xuất nô.

Dân tộc ta sở dĩ sức thừa độc lập mà suốt trên lịch sử mấy ngàn năm vẫn không triệt để uyên nguyên không phải ở nơi gắng sức dở dang, phấn đấu nửa đường, tài lực thiếu thốn, dân chúng tản mạn, mà thực là ở nơi học không triệt để, nghĩa là không triệt để độc lập trên tinh thần, cũng không triệt để phát huy được cái năng lực sáng tạo và khẳng khái tối cao siêu của giống nòi.

Chính trị ngày nay có thực hiện được tối tân hay không là trông vào tư cách của mỗi người quốc dân có hợp với thủy chuẩn sinh tồn theo tâm thức hay không.

Lịch sử chỉ là cuộc diễn tiến theo cái sinh mệnh hệ thống của một dân tộc trên một quá trình dự định phát triển trên những điều kiện với sự thực khách quan. Cho nên dân tộc ta cần những thanh niên rất thuần túy và sung thực, đem ra làm trọn vẹn hai tầng chức vụ của thời đại là cách mạng và kiến thiết.

Những thanh niên ấy phải biết đạo sống, đạo chết với đạo học, phải biết kiến lập một sinh mệnh hệ thống độc lập và siêu nhiên cho tự mình. Ðời sống của người ta vốn là một cuộc đi có dự định kế hoạch, để đạt tới một dự định mục tiêu, hoàn thành một dự định ý nghĩa và một dự định giá trị cho nhân sinh.

Cho nên cái biết đã là trục của sống thì sự học vấn cũng phải dò cho đến chốn của sự biết. Cần có hai điểm:

1. Khuôn khổ phải to tát.

2. Sợi đan phải nghiêm mật.

Cái tổ chức sơ bộ của học có thể chia:

a) Tổ chức lý trí hệ thống, tức là học về lý tắc (logique). Tư tưởng là một đồ dùng. Dùng nó phải có phương pháp. Phương pháp dẫn dắt tư tưởng của người ta, đồng thời giúp tìm ra những luật tắc của tự nhiên và xã hội tiến hóa. Cho nên tư tưởng của người ta khi đã tổ chức theo lý tắc thì mới khả năng tìm được chân lý, sự thật trong sự thật, mới chỉ huy không nhầm cái tâm lý sinh hoạt của người ta.

b) Tổ chức tình cảm hệ thống, tức là học về thẩm mỹ (esthétique), học về nghệ thuật, tức là học về cách tổ chức và biểu hiện cảm tình, vũ trụ và xã hội sống theo những trật tự và luật tắc của nghệ thuật. Có cảm nghiệm cái tinh thần và phương pháp nghệ thuật thì tình cảm của ta mới được hợp lý và sinh hoạt của ta mới được mãn ý.

c) Tổ chức ý chí hệ thống, tức là học về lịch sử. Lịch sử là sự biểu hiện toàn thể ý chí sinh tồn của loài người và dân tộc. Phải lấy sự thể nghiệm quốc hồn và giác ngộ dân tộc làm tối cao mục tiêu, phải lấy tự kỷ khám phá ra cái lý tưởng muôn đời của dân tộc. Căn cứ vào đó, lấy cái sứ mệnh tối thiêng liêng, nối dõi tổ tông, mở mang con cháu, sáng tạo văn minh cho dân tộc mình trên một nền tảng tối vững vàng làm cái phương châm không di chuyển cho cả một đời mình. Biết lấy ý chí đó làm ý chí mình, há chẳng bền mạnh và hy sinh lắm ru?

V-5 – LÝ TƯỞNG VÀ PHẢN TỈNH ( Retrospection)

  Trong thuyết luân hồi tối đơn giản và thô lậu của Phật học tiểu thặng, đại khái cho rằng: Người ta chết đi không thể mang gì đi được, ngoài những nghiệp quả tinh thần. Những nghiệp quả đó chính là những nhân duyên cấu tạo kiếp sau. Mới biết ý chí là không chết, mà ý chí là bộ mặt của lý tưởng mình.

Người ta sống theo những phương thức và phương pháp qui định và hạn chế bởi những điều kiện bản chất. Nay phân tích xã hội sinh hoạt làm ba đức tầng (lấy đức làm bản vị chia giai tầng):

1. Sinh mệnh tầng gồm sinh lý sinh hoạt.

2. Nhân cách tầng gồm nhân cách sinh hoạt.

3. Lý tưởng tầng gồm văn hóa và chính trị sinh hoạt.

Cũng như Tôn Văn chia loài người ra làm ba hạng: Tiên tri tiên giác, hậu tri hậu giác, bất tri bất giác, ta có thể căn cứ vào các nhà giáo dục nước Mỹ

1. Thực hành nghiệp.

2. Quyết đoán nghiệp.

3. Sáng ý nghiệp.

Cho hay rằng những người tiên tri tiên giác, hay là những người sáng ý nghiệp, đều là những người thuộc về lý tưởng tầng.

Toàn nhân loại là một đội ngũ dưới lá cờ của những người xướng đạo (pionnier). Ðuổi theo cái bóng của một văn hóa dễ dàng chỉ những bộ óc tiên phong thấy trước. Tung hợp tất cả lịch sử với xã hội mà nói: Sống tức là tiến hóa, tiến hóa tức là thực hiện, thực hiện tức là cụ thể của một lý tưởng mô hình. Tất cả tự nhiên cũng vận động theo những qui tắc và mục tiêu thực hiện đó. Cho nên Buffon nói: "những bất động vật là những vật chưa thành tựu". Thực hiện để thành tựu, mà thành tựu trên một nền tảng nhất như (identification). Nhà Phật nói: Phật giới như Ma giới, nhất thiết giai nhất như. Nhà Nho nói: Dân bạo vật giã. Lão nói: Hòa quang đồng trần, đăng ư xuân đài. Gia Tô công nhận và khuyến khích một cuộc chiến tranh. Thái Huyền kinh nói: bây giờ không phải là lúc đánh lộn với tâm hồn tự mình, mà là lúc chống với những thống trị thái ác, và tối tăm trên xã hội. Cho hay nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính.

Ðó là lý tưởng tối chân chính cho nhân sinh là thiên kinh đạo nghĩa cho vũ trụ. Bất quá sống và chết thành những bờ cõi, vì ý chí và lý tưởng bất sinh bất tử. Nhưng muốn xem ý chí và lý tưởng của cả loài người hay cả dân tộc, phải biết quay con mắt trở về trông suốt cái thâm tâm của xã hội và loài người, cũng như muốn tự mình có ý chí và lý tưởng phải biết phản tỉnh. Muốn là được, làm là được, biết là được. Ta phải đi từ biết thực hiện tự mình lên đến thực hiện xã hội và thực hiện dân tộc. Chỉ có thời cơ, chỉ có lịch sử, chỉ có chí lương tri, chỉ có lý tưởng là đạo để cho ta phải mau mà đạt.

Loài người trên cái hướng sinh triết học phải nên biết rằng sự bồi dưỡng nội tại, đối với khách quan hay chủ quan mục đích mới chân chính có hạnh phúc.

Sự thực hiện căn bản là sự thực hiện tự mình. Sự thực hiện đó là để đem mình đồng hóa, nhất như hóa với vũ trụ, cho mình với vũ trụ khai thông hoàn thành Bồ Ðề Ðạt Ma, một thứ tự ngã thiêng liêng và trang nghiêm vậy.

V-6 - PHẬT LÀNH VỚI MA ÁC

  Trong Pháp Du kinh có kể chuyện Thích Ca Mâu Ni thành đạo rồi, Ðế Thích sai sáu tiên nữ xuống ám ảnh quấy rối và dụ hoặc. Jésus Christ đã từng bị dụ hoặc bởi quỉ (tenté par le démon). Khổng Tử đã bị vấp váp bao nhiêu lần trên đời, bị hãm ở nước Tần. Thích Ca tất cánh đánh tan được ám ảnh, Jésus xua đuổi được ma quỉ, Khổng Tử gẩy đàn mà nhịn đói, đó là những cuộc thắng lợi trên tự mình, đó là những cuộc thắng lợi nhất lòng vì đạo và sức bền. Trần Hy Di đáp lại vua Tống: không lao ngọc nữ hạ dương đài. Người ta đam mê trong khổ ải nhưng khổ ải trước hết là ở nơi tự mình, bạt thiệp núi non, chỉ vì tấm lòng trần quấy rối, bắt tấm thân chạy đuổi theo những thanh, hương, sắc, vị, chắc chắn không có chi khác.

Lòng người như con vượn, ý người như con ngựa, dục người như con lợn. Vượn bay nhảy leo trèo, ngựa chạy rong nước kiệu, lợn ì ục lười biếng.

Sự thực hiện tự mình, trước hết bỏ trừ những thú tính trong mình, kiến thiết tự mình thành một tấm thiêng liêng, kim cương vô ngã rắn rỏi và trong suốt.

Cho nên sự tịnh hóa (purification) là công phu đầu tiên để rửa sạch ba cái bánh xe nhân sự, nó là khẩu luân (mồm), thân luân (thân thể), ý luân (dục vọng). Sạch sẽ rồi mới thơm tho, sáng láng, sảng khoái và có chủ ý. Connais-toi, toi-même, đó là chủ chỉ của minh tâm, kiến tính và thành Phật.

Nhưng Phật với Ma là thế nào? Ma là vô minh, ngu dốt; Phật là đại giác sáng suốt. Sống tức là cho tự mình, còn là thực hiện tự mình. Sống cho tự mình mới là biết sống. Ma là duyên nghiệp, Phật là tịch tịnh. Sống nghĩa là tự mình tự do giải thoát, nghĩa là tự mình cần phải đại tự tại, đại vô úy, đại vô ngã, tức là chân chính giải thoát. Cho nên người ta tự lúc ra đời, hãy nên nhận thành cái hiện tượng mâu thuẫn ở tự trong cõi mình mà muốn cho đạt tới chân thiện mỹ trước hết tự mình phải có một chủ ngã, cái chủ ngã ấy có một phương châm sống hướng thượng. Trước hết có đại nguyện, thực hành cái đại nguyện đó cần trì chí và lực hành. Có đại nguyện mới có lòng trì chí.

Biết triệt để rồi mới có lòng muốn thực hành. Dân tộc, quốc gia ta, kể về tinh thần độc lập thì thật siêu thoát lên trên thế giới. Bây giờ đây, loài người không hết ca ngợi tính độc lập của Mỹ, Ba Lan, những cuộc độc lập phí bao nhiêu vật lộn và phí bao nhiêu xương máu. Nhưng mà tính độc lập của Mỹ chẳng phải là mặt trái của sự chia rẽ nòi giống Anglo-Saxon sao? Tính độc lập của Ba Lan chẳng phải là thiếu cái nội tại tự lực, để mặc cho cái quyền độc lập của mình, xoay vần bởi quốc tế thời thế hay sao? Không gì thuần túy bằng tinh thần độc lập của nòi giống Việt, trải qua từ khi còn là một tốp người nho nhỏ, tiến lên thành một dân tộc, hai triệu rồi ba triệu, bốn năm bảy triệu, ở cõi trung châu chật hẹp, cho nên ngày nay 50 triệu người, từng thống nhất dưới Ðinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Ðạo, từng phân toái hết thảy mọi ngoại lực xâm lược.

Không gì vĩ đại bằng tinh thần độc lập của nòi giống Việt, có cái quyền bính độc lập đó, nắm được ở tay mình, mà tự ở đáy tầng dân chúng nắm tự tay dân tộc mình, Lê Lợi cách mạng, đó là cuộc tự lực cánh sinh một trăm phần trăm vậy.

Nhưng mà bây giờ đây, người Việt ta phải hiểu thấu cái để uẩn tối thiêng liêng của nòi mình, cái lý niệm tối thực tại của Tiên với Rồng, cái tinh thần tượng trưng đó đã diễn tiến theo biện chứng pháp ra một cái quá trình lịch sử của chúng ta khi hưng khi vong, khi ẩn phục, khi triển khai. Căn cứ vào cái tinh thần lý tắc ấy, và lý tắc lịch sử đó, ta đoán định nhất quyết là thời đại trước mắt ta đây, chính là buổi rạng đông của văn minh cao khiết mới, một sứ mệnh vĩ đại mới, và một sự nghiệp hùng tráng khai quang của dân tộc Việt. Một thế kỷ lâm ly khổ ải đã thẩm thấu vào lòng mọi người Việt, cái bộc phát của tương lai, cái đột biến của sự nghiệp. Cho nên cái quá trình phục hưng của nòi nước ta có thể chia ra làm đại bi, đại giác, đại nguyện, đại hành, đại hùng, đại thế, đại đạo.

Tự cảm giác thấy cái đau khổ lớn lao mà thức tỉnh một cách mạnh mẽ, rồi tự tìm lấy một lý tưởng cao cả mà xông vào vật lộn hy sinh đến kỳ cùng. Ðến đây bao nhiêu lực lượng và tinh thần tồn tại khỏe khoắn của suốt một thế hệ tổ tiên sâu dày đã trở lại mình, đứng trên một cương vị có bề thế ưu thắng, có một bộ óc và hai bàn tay vạn năng, hoàn thành cái đạo lớn cho loài người.

Nhưng mà cái trình tự kim đan hoán cốt, cải biến đời người, nó cho một khí lực tân sinh cho mỗi cá nhân người Việt cũng phải thế.

Người Việt phải truy bản cùng nguyên cái đáy lòng mình và đáy lòng lịch sử của nòi giống, kín gánh ở đấy cái nguồn sinh lực, đạo đức và trí tuệ, nó làm mình đứng dậy lớn lao lên và mạnh mẽ, cầm bó đuốc của đời sau phát nguyện mà làm việc.

Phục hưng dân tộc trước hết phải phục hưng cá nhân. Dân tộc có độc lập được hay không là nhờ ở thanh niên có độc lập năng lực hay không. Muốn biết phải làm. Sinh nhi tri chi, học nhi tri chi, khốn nhi tri chi, cập kỳ tri giả nhất giã.

An nhi hành chi, lợi nhi hành chi, miễn cưỡng nhi hành chi, cập kỳ thành công giả nhất giã. Hỡi dân tộc thanh niên, phải chịu khốn khổ mà cầu biết, phải biết miễn cưỡng mà làm đi!

V-7 - CÕI PHÚT VÀ DÂY OAN


"Tu là cõi phúc, tình là dây oan", cá nhân có tu thì dân tộc mới hưng, dân tộc Việt đừng để dây oan nghiệt của đế quốc dã tâm, chằng buộc ấy mình mãi, đồng thời đừng để những dây khắc khổ cùng những truyền thống không thuần túy thắt bóp mình mãi.

Tất cánh chúng ta phải độc lập và giải phóng, độc lập cho hết thảy quốc gia mệnh mạch và sinh hoạt cơ năng của ta, cởi mở cho hết thảy dân tộc tính, dân tộc tình, dân tộc chí của ta được tự do thư triển với thế giới. Làm sao chúng ta phát huy được những tiềm lực độc đặc của dân tộc ta trong cõi đời, cống hiến cho toàn nhân loại cái quang huy của tâm tình, năng lực nòi giống ta cái tinh thần cố hữu của dân tộc trào phúng, khảng khái, độc lập, sáng tạo, bền dai, chúng ta phải bả ác lấy mà kiến thiết mình trên những nhân tố đó.

Vậy thời mỗi dân tộc thanh niên phải tu tỉnh. Có ba lối tu: thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; cho nên tu ở tại mình là chìa khóa của thời đại mới, của sự đạt tới cái tiêu đích đại vô úy, đại tự tại, đại giải thoát, cho cả dân tộc, cho mỗi một người ta.

Tôi đem cái kinh nghiệm của tự tôi trong sự tu dưỡng của tự tôi, cống hiến làm cái sơ bộ cho mọi người.

1. Trung tâm giáo dưỡng

a) Lập chí chí thành: lập một chí nguyện một lý tưởng trên sự giác ngộ, rất xác thiết đối với dân tộc, ở đó sinh ra một lòng chí nhiệt, chí thành, suy động hết thảy sinh mệnh cơ năng.

b) Tính, tâm, thân, mệnh: Tính cho được trong suốt, tâm cho được yên ổn, mệnh cho được vững bền, thân cho được phát huy.

Mệnh gồm tinh, khí, thần; thân vững bền rồi thì tâm mới được yên định tinh túc, tinh thần được dồi dào, tất tính được trong suốt như tấm gương; như thế thân tức là sự nghiệp, thân thế, hành vi, ngôn ngữ, nhân cách sẽ được kiện toàn, thống nhất.

2. Lịch sử sinh hoạt

a) Sống một đời sống lịch sử, sống theo cái quá trình lịch sử của nòi giống, lấy cá nhân sinh mệnh mình phối hợp những giai đoạn của nó vào giai đoạn tất nhiên của lịch sử.

b) Nhận thức lịch sử của dân tộc.

c) Cảm ứng lịch sử của dân tộc: chúng ta vui, buồn, khổ, oán, thù, mừng, hy vọng thuần túy bằng cái vui, buồn, khổ, oán, thù, mừng hay hy vọng của dân tộc.

Hàm súc những tính, tình, chí của dân tộc vào tấm thân ta, nó sẽ nuôi ta thành một phần tử chân chính và tiền tiến của dân tộc. Nó sẽ cung cấp hết những lý trí và tiềm lực, kinh nghiệm đủ để cho ta ra đời.

Hết sức giảm bớt những vui, buồn, khổ, oán, thù, mừng, hy vọng riêng của cá nhân ta.

d) Dân tộc làm trung tâm: đảm đương sứ mệnh của lịch sử hết thảy sự nghiệp hoặc văn hóa, kinh tế, quân sự, xã hội, chính trị, giáo dục y cứ trên cái nền tảng lịch sử sinh hoạt mà phối hợp với các nhiệm vụ cách mệnh kiến quốc, lý tưởng của nòi giống. Chỉ có lấy đó làm trung tâm, nhiên hậu mới phát huy đến bờ cõi được cái vĩ đại của tự lực và sáng tạo lực.

3. Tiềm tại tu dưỡng

Nên hỏi mà biết, biết mà làm, không nên nói nhiều.

a) Nội tỉnh:

Tồn - Bảo tồn (minh tính)

Dưỡng - Hàm dưỡng (đạm bạc)

Tỉnh -Phản tỉnh (khế hội)

Xác -Thể xác

b) Ngoại tẩm

Thiệp - Thiệp liệp (non sông, nhân tình, thế cố)

Tẩm -Tẩm nhuần (thiên nhiên, nghệ thuật, cổ phong)

Thực -Thực tiễn (học thuật, lao vụ, động tác)

Ðào -Ðào dã (nắng, mưa, gian hiểm, tính tình)

Cách vật -Trí chi (lực hành).

Liễu Châu 4821 tuổi Việt (1942)

V- 8 - LẤY ÓC MÀ CHỮA BỆNH ÓC

Xét bệnh thần kinh có mấy thứ, từ bệnh nhức đầu (névralgie) cho đến bệnh nhức óc (neurasthésie), kịch liệt tính như bệnh đau màng óc (méningite), âm ỷ tính như bệnh thần kinh quá mẫn (nervosité), tiến lên cho đến các hạng thắc loạn (manies), kiện vong (perte de mémoire), thoáng quên (absence), các hạng điên cuồng có nhiều thứ, cứu kỳ nguyên nhân không ngoài mấy căn nguyên: thiếu máu, chướng khí, sầu uất, tâm lý kích động, lao lực, lao tâm, tư tưởng thái quá, tình bệnh như thủ dâm, di tinh, mộng tinh, lãnh tinh, thanh niên hay mắc nhất, đương lúc thanh xuân kỳ rờ rỡ, tâm lý và sinh lý phát triển chính gặp lúc kịch biến, những hiện tượng xã hội và những hiện tượng tâm thần kích thích mà nên. Nhưng mà thanh niên là hy vọng của quốc gia, dân tộc, là chủ lực của nhân loại văn minh, không tự phán phát mà tìm đường xuất lộ, thì lý tưởng và quốc gia ảnh hưởng không ít.

Xét cách chữa có thể chia hai phương diện mà nói:

1) Tu dưỡng: có thể dùng phương pháp lưu dưỡng, tẩy nhẹ vận động thư thái, sinh hoạt điều độ, tinh thần nghỉ ngơi, doanh dưỡng có chế độ. Bổ cứu thêm thuốc thang chuyên môn.

2) Ðiều dưỡng trong sự nghỉ ngơi và thư thái, tổ chức lại bộ óc sung thực cho kiện toàn, điều tiết cho linh hoạt, lấy đó làm cơ sở cải tạo sinh mệnh cơ năng, sinh lý và tâm lý, tiến lên cải tạo chính cái sinh mệnh hệ thống.

Sự hoạt động của loài người lấy thần kinh làm then chốt. Cho nên muốn hiểu rõ những hiện tượng sinh tồn cá nhân và xã hội, cần phải biết kết cấu của bộ óc, địa vị của nó và lai nguyên của sức sống do nó chi phối là tinh, khí, thần. Nếu lấy phương diện tĩnh của phương pháp phân tích mà nói thì bộ óc dệt nên bởi những tiềm duy và tế bào, năng lực của nó chứa góp cái tự kỷ năng lực của những tiềm duy và tế bào đó. Song lấy phương pháp mới của các nhà khoa học hiện đại, thì năng lực và hiệu dụng của thần kinh do ở sức vận hành của máu, hơi thở, dịch chất tom góp lại thành những luồng điện A và B luôn luôn cung cấp cho bộ máy đó. Cho nên tung hợp lại có thể nói theo y lý Ðông Phương thì óc là phủ nguyên thần tích súc hết thảy tinh hoa kết lại trong người mà thành. Tinh do máu, dịch chất kết tích lại ở thận thông xương sống, tủy mà làm bản chất của óc, khí do sự vận hành của máu, hơi thở mà thành các luồng điện A và B, thần tức là cái hoạt lực để tinh với khí tương hỗ chuyển biến mà nên. Cho nên từ nguyên tắc tu thân xử thế cho đến chữa bệnh bằng tự mình không ngoài hai điều:

1) Lấy chí xuất khí: Chí tức là ý chí trong người, lấy một ý chí kiện cường và minh mẫn mà sai khiến sinh lý sinh hoạt với tâm lý sinh hoạt. Trong thần kinh hệ chia làm hai là: vận động hệ gồm các dây trông về tự động và nội tạng như tiêu hóa, tuần hoàn, cử động và tri giác hệ tức là những dây trông về cảm giác, nghĩ ngợi, ghi nhớ. Hai hệ này có liên hệ mật thiết với nhau, khỏe yếu có ảnh hưởng lẫn nhau.

2) Lấy tĩnh chế động: Dùng một chủ thể rất bền vững yên định để sai khiến những khách thể phức tạp và động loạn, cho những khách thể đó phải tuân theo ý chí của chủ thể mà điều độ. Có thể chia phép điều dưỡng làm ba bước:

A. Thời kỳ thứ nhất: Ðây là thời kỳ thu phục lại cái thường thức cho bộ tổ chức và vận dụng của óc, nhân đó thành lập một quy mô sinh mệnh. Nhưng cái tiên quyết điều kiện là người tự chữa phải cố gắng, có một ý chí và chủ ngã rất bền mạnh, rất trầm tiềm, rất nhẫn nại. Cái mục đích dự định của thời kỳ này là:

1) Làm hết các trạng thái thắc loạn trong óc bất cứ về sinh lý như hư hòa dịch chất (humeur) cho óc và gân đươc sảng khoái, thong thả hay là về tâm lý như sầu muộn, ảo tưởng, hoang mang.

2) Bắt đầu thu nạp lại cái qui mô và trật tự của sinh lý sinh hoạt như thở đều, tiêu hóa tốt, bài tiết tốt, máu chảy tốt và của tâm lý sinh hoạt như tư tưởng cho phải chăng, tình cảm cho điều hòa.

3) Nhân đó dựng nên một cái nhân cách chớm đầu hệ thống và quy luật hóa. Các phương pháp chữa gồm có:

a) Tản bộ sớm và chiều cho sinh cơ được thư triển và giúp ích cho tinh thần đối với tự nhiên có ảnh hưởng đẹp đẽ.

b) Hô hấp sáng và chiều, nhè nhẹ và in ít để khai thông vận hành cho vận động hệ của bộ óc, hô hấp hệ, tuần hoàn hệ, tiêu hóa hệ.

c) Vận động nhẹ và tẩy nhẹ cho các dịch chất đọng ngừng được thông thoát và toàn bộ cơ năng của thân người được sảng khoái.

d) Tung hợp và điều chỉnh lại các ký ức của mình, tức là tổ chức những tư tưởng tình cảm đã qua của mình cho không hỗn loạn.

đ) Ngừng mặc, ngồi lặng cho tinh thần được tĩnh định, không chút vẩn lòng và yên nghỉ bộ óc.

e) Giữ vững được thận của mình tránh những di tinh, mộng tinh.

g) Ổn định tâm của mình cho khỏi bị ngoại vật kích thích hay bị động với ngoại vật.

B. Thời kỳ thứ hai: Phải tiến lên học đến cách vận dụng và phát triển cái thường thái ở trên cho tâm với thần được bình hành phát triển, tâm lý cơ cấu khỏe khoắn, sinh hoạt có quy luật, nhân cách biểu hiệu được thống nhất. Các phương pháp gồm có:

1) Tổ chức lý trí hệ thống tức là học về lý tắc (logique).

2) Tổ chức tình cảm hệ thống, tức là học về thẩm mỹ (esthétique).

3) Tổ chức ý chí hệ thống, tức là học về lịch sử.

C. Thời kỳ thứ ba: Thu góp cái kết quả của thời kỳ trên mà đặt yên cái sinh mệnh hệ thống của mình và phát huy cái sinh mệnh công năng của mình. Lợi dụng cái ý chí tối cao làm trung tâm chỉ huy lý trí và tình cảm, tiến sâu vào con đường khoa học, bác ái và công minh, thời kỳ này phải giải quyết 4 vấn đề:

a) Nhân sinh quan (thái độ đối với sự sống)

b) Nhân tử quan (thái độ đối với sự chết)

c) Phải hiểu cái khuôn khổ của thời đại. Thời đại với văn hóa có cái khuôn khổ riêng của nó, ví như văn hóa Hy Lạp, lấy cái vóc đẹp, trí sáng, sức khỏe làm mô phạm v.v... Cho nên biết văn hóa thời đại hay lịch sử chẳng qua chỉ có một nhiệm vụ tối cao là hun đúc nên một con người xứng đáng. Ta thử tưởng tượng xem cái văn hóa tương lai của dân tộc Việt nên lấy cái khuôn khổ gì? Như ý tôi nghĩ chỉ cần: thận vững, tim trong, óc sáng, mình nhẹ, tay mạnh.

d) Phải kiến thiết một đời sống lý tưởng. Ðời sống của người ta vốn là một cuộc đi có dự định kế hoạch để đạt tới một dự định mục tiêu, hoàn thành một dự định ý nghĩa và một dự định giá trị của nhân sinh. Châm đối theo cái đó hãy nêu cho đời mình một phương châm tinh thần làm cái đích để dấn thân tới, triệt để cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

I. BỒN GỘT RỬA


A- Gột rửa những trầm trệ bệnh của tâm lý về lịch sử:

1) Tâm lý thù oán tổ tiên.

2) Tâm lý miệt thị tổ tiên

3) Tâm lý quên bỏ tổ tiên

4) Tâm lý kiêu nịnh tổ tiên

5) Tâm lý lầm lẫn nguồn gốc.

B- Gột hết những trầm trệ bệnh tâm lý về hiện tại:

1) Tâm lý thù ghét xã hội

2) Tâm lý quảng phiếm xã hội

3) Tâm lý giai cấp đơn độc

4) Tâm lý cá nhân đơn độc

5) Tâm lý dân tộc đơn độc

6) Tâm lý thế hệ đơn độc.

C- Gột rửa hết những trầm trệ bệnh của tâm lý về tương lai:

1) Tâm lý cẩu thả sinh hoạt

2) Tâm lý bạo khí sinh hoạt

3) Tâm lý thiên khích sinh hoạt

4) Tâm lý dao động sinh hoạt

D- Mấu cứ của tin tưởng trên lịch sử:

1) Quyền lợi đương nhiên

2) Ðoàn thể dân tộc

3) Tư cách lịch sử

4) Lập trường siêu nhiên

5) Ðường đi cỗi gốc

6) Chủ trương thắng nghĩa.

Ð- Mấu cứ của tin tưởng trên hiện đại

1) Nhân tình:

a) Phản cách mạng
b) Phóng cách mạng
c) Giả cách mạng
d) Bất cách mạng


Hữu tình nhỏ
Ý thức hẹp
Nhận xét sai

2) Thế thái:

a) Danh
b) Lợi
c) Tình
d) Thế
đ) Dục


Tạo hóa ở tự nhiên
Sống chết ở loài người
Xấu tốt do chế độ

Nhân cách siêu
nhiên vượt lên
hiện đại mà sai
khiến được xấu
tốt lẫn đức thuật

E- Mấu cứ của tin tưởng về tương lai:
1) Nhân cách khởi tín
2) Học thuật khởi tín
3) Thời sự khởi tín

Nội bộ:

1) Không bị sàm hoặc
2) Không bị ly gián
3) Không bị sơ ngại
4) Không bị nghi trệ

Tâm thông

Mục đích khởi tín lấy phục vụ cho cương thường loài người, sống chung toàn tính, làm cho mục đích kiên quyết, phải đề phòng:

a) Trảm thặng vận động (phản động chém trừ toàn thể vì đa số, chém trừ đa số vì thiểu số chém trừ thiểu số vì độc tài).
b) Phân ly vận động: (ly tâm xu hướng, phá hoại chiến thuật) phải kiên trì.
c) Sinh hóa vận động (từ một ra ít, ít ra nhiều, nhiều ra toàn thể).

II. ÐÀI HY SINH

A- Ý nghĩa của hy sinh là hình thức của nó qua các thời đại. Tông giáo hy sinh lễ là tuẫn đạo, các cuộc hy sinh vì học thuật, tư tưởng v.v...

B- Sự sống bắt rễ ở sự chết. Lễ nhập quan tông giáo: đời người bắt đầu tự đó. Sự thoát xác qua các thế hệ, sức suy tiến loài người của hy sinh.

C- Chân ngôn.

D- Ðại nguyện.

Ð- Ðại giá của hy sinh là vinh quang, đại giá của sự chết là sự sống còn mãi mãi của loài người, đại giá của quyết chết là thành công, đại giá của lý tưởng là một ý nghĩa với một công năng tích cực cho vũ trụ không nghĩ ngợi và làm lụng, một ý nghĩa hiện thực trong sát na và vi trần của vô thường.

E- Trỉ đạo của hy sinh trong trí tuệ và nghị lực chân chính.

X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A

8/8/4823 tuổi Việt (1944)

Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 (Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt)