Việt Nam Văn Hiến
NămThứ 4888
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net



 Trang Nhân Quyền



Bảy Quyền Tự Do Căn Bản Cuả Con Người

Bảy quyền Tự Do căn bản của con người sống trện trái
đất đã được minh định trong Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên phải tuân thủ và phải thực hành một cách nghiêm chỉnh như sau:


1- Quyền tự do Cư Trú

2- Quyền tự do Vãng Lai

3- Quyền tự do Tư Hữu

4- Quyền tự do Ngôn Luận và Tín Ngưỡng

5- Quyền tự do Hội Họp và Lập Hội

6- Quyền tự do Ứng Cử và Bầu Cử

7- Quyền tự do Hành Nghề và Thăng Tiến


Bao nhiêu người dân Việt Nam biết được 7 quyền tự do căn bản nầy ?

Nhà cầm quyền có trách nhiệm phải phổ biến và diễn giãi đến tất cả mọi công dân trong nước về bảy (7) quyền tự do căn bản của con người . Nhà cầm quyền CSVN có làm không ? Không ! Nhà cầm quyền CSVN đã và đang vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và thô bạo như hình ảnh dười đây:

               Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước công luận thế giới  và lương tâm của nhân loại !








Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền


TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
(1948)


LỜI MỞ ĐẦU

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền b́nh đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đ́nh nhân loại là nền tảng của tự do, công lư và hoà b́nh thế giới,

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đă đưa tới những hành động dă man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hăi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,

Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,

Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,

Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đă tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền b́nh đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xă hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,

Xét rằng các quốc gia hội viên đă cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,

Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.
    Vì   vậy,
́

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xă hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên b́nh diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lănh thỗ bị giám hộ.

Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và b́nh đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lư trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong t́nh bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử v́ bất cứ lư do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xă hội, tài sản, ḍng dơi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lư hay quốc tế của quốc gia hay lănh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi h́nh thức đều bị cấm chỉ.

Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những h́nh phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Điều 7: Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu ṭa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.

Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.

Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn b́nh đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiă vụ của ḿnh, hay về những tội trạng h́nh sự mà ḿnh bị cáo buộc.

Điều 11:

  1. Bị cáo về một tội h́nh sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
  2. Không ai có thể bị kết án về một tội h́nh sự do những điều ḿnh đă làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội h́nh sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một h́nh phạt nặng hơn h́nh phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.

Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đ́nh, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 13:

  1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
  2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của ḿnh, và có quyền hồi hương.

Điều 14:

  1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền t́m nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15:

  1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.
  2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16:

  1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đ́nh mà không bị ngăn cấm v́ lư do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền b́nh đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
  2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận t́nh hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
  3. Gia đ́nh là đơn vị tự nhiên và căn bản của xă hội, và phải được xă hội và quốc gia bảo vệ.

Điều 17:

  1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng ḿnh hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp v́ những quan niệm của ḿnh, và quyền t́m kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ư kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20:

  1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà b́nh.
  2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21:

  1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia ḿnh, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do ḿnh tự do lựa chọn.
  2. Ai cũng có quyền b́nh đẳng tham gia công vụ trong nước.
  3. Ư nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ư nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xă hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xă hội, cũng như có quyền đ̣i được hưởng những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của ḿnh, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

Điều 23:

  1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.
  3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đ́nh một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xă hội khác.
  4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của ḿnh.

Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lư số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.

Điều 25:

  1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đ́nh kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xă hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ư muốn.
  2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xă hội như nhau.

Điều 26:

  1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản b́nh đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
  2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy tŕ hoà b́nh.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.

Điều 27:

  1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
  2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của ḿnh.

Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xă hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

  1. Ai cũng có nghiă vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của ḿnh có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.
  2. Trong khi hành xử những quyền tự do của ḿnh, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngơ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đ̣i hỏi chính đáng về đạo lư, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xă hội dân chủ cũng được thỏa măn.
  3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

(Phỏng theo bản dịch của Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền
với sự tu chính của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền.)

Nguồn: http:// www.vietnamhumanrights.net






Tuyên Ngôn Nhân Quyền


ĐIỀU 1: TỰ DO NGÔN LUẬN

Phần 1: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến riêng họ và của người khác bằng mọi phương tiện truyền thông, bằng hội họp, bằng biểu tình, miễn không vi phạm quyền bảo vệ cá nhân của người khác, và không vi phạm các điều khoản luật lệ khác.

Phần 2: Quốc hội không được cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn luận, miễn là các tôn giáo này giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ phụng được định trước.

Phần 3: Quốc hội phải thông qua các điều luật định nghĩa giới hạn cần thiết của tự do ngôn luận để bảo vệ, bao gồm nhưng không hạn chế, các vấn đề như an ninh quốc phòng, văn hóa, trẻ vị thành niên, kỹ thuật đặc quyền.

Phần 4: Hành pháp không được thành lập truyền thông đại chúng của riêng mình, và tỏ sự thiên vị trong bất cứ ngành nào của nền truyền thông đại chúng từ bất cứ nguồn gốc nào.

ĐIỀU 2: BẢO VỆ NHÂN PHẨM

Phần 1: Không ai tại Việt Nam được phép kết thúc đời sống của một người khác. Không có bản án tử hình cho bất cứ trọng tội nào.

Phần 2: Chính phủ phải cung cấp lương thực căn bản và nơi tạm trú cho mọi người dân nào do bệnh tật hoặc nghèo khó mà không có nơi nương tựa và không có thực phẩm.

Phần 3: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào an sinh xã hội.

Phần 4: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào y tế và các ngành liên quan.

ĐIỀU 3: QUYỀN TỰ DO VÀ BẦU CỬ

Phần 1: Mọi công dân Việt Nam bằng hoặc trên 18 tuổi có quyền công dân hợp pháp đều có quyền đi bầu và quyền này phải được tôn trọng toàn vẹn bởi chính phủ quốc gia và thành phố.

Phần 2: Mọi người đều có quyền tự do phát triển cá tánh của mình miễn là không vi phạm các quyền lợi của người khác, không vi hiến, và không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức.

ĐIỀU 4: BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Phần 1: Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật.

Phần 2: Nam nữ bình quyền.

Phần 3: Không ai có thể bị đối xử xấu hoặc tốt hơn thường lệ vì lý do giới tính, thành phần gia đình, chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, xuất thân từ quốc gia nào, đức tin, tôn giáo, hoặc tư tưởng chính trị.

ĐIỀU 5: TỰ DO TÍN NGƯỠNG, LƯƠNG TÂM, VÀ TÔN GIÁO

Phần 1: Quyền tự do tín ngưỡng, lương tâm, và tôn giáo đều bất khả xâm phạm.

Phần 2: Không ai từ 18 tuổi trở lên có thể bị ép buộc làm việc gì trái lương tâm họ.

ĐIỀU 6: TỰ DO HỌC HỎI

Phần 1: Toàn bộ nền giáo dục do chính phủ quốc gia quản trị.

Phần 2: Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 9 hoàn toàn miễn phí và bắt buộc.

Phần 3: Giáo dục về các tín điều tôn giáo và lý tưởng chính trị đều tùy ý học sinh chọn lựa và không được chi trả bởi ngân sách quốc gia và thành phố.

Phần 4: Không học sinh nào được thiên vị hoặc bị có thành kiến vì đức tin tôn giáo hoặc khuynh hướng chính trị.

Phần 5: Ít nhất 20% ngân quỹ quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào giáo dục.

ĐIỀU 7: TỰ DO HỘI HỌP

Phần 1: Tất cả người Việt Nam đều được quyền hội họp riêng tư yên ổn, không cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.

Phần 2: Mọi sự hội họp tôn giáo đều được tự do tổ chức, nhưng chỉ trong các khu vực thờ phụng.

Phần 3: Các cuộc biểu tình tôn giáo tại nơi công cộng đều bị tuyệt đối nghiêm cấm.

Phần 4: Các cuộc biểu tình chính trị ôn hòa đều được tự do tổ chức, nhưng phải xin phép chính quyền địa phương trước 7 ngày, và được cho phép 3 ngày trước khi xảy ra.

Phần 5: Trong mọi cuộc hội họp, tất cả mọi điều luật, bao gồm nhưng không hạn định các điều như an ninh công cộng, phòng chống hỏa hoạn, giao thông đường phố, tiêu chuẩn đạo đức, quyền tự bảo vệ nhân phẩm, đều phải được tôn trọng.

ĐIỀU 8: TỰ DO DI CHUYỂN

Phần 1: Tất cả mọi người Việt Nam đều có quyền thăm viếng và cư ngụ mọi nơi tại Việt Nam, không cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.

Phần 2: Quyền di chuyển bị hạn chế chỉ trong trường hợp theo các điều khoản luật pháp, bao gồm nhưng không hạn định các điều như trong trường hợp có thể có nguy hiểm trong khu vực do thiên tai, chiến tranh, ôn dịch, tai nạn. Trong mọi trường hợp, các sự hạn chế sẽ được ban bố cho tất cả mọi người.

ĐIỀU 9: TỰ DO THÀNH LẬP HỘI ĐOÀN

Phần 1: Tất cả mọi người đều được quyền thành lập hội đoàn, xã đoàn, không cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.

Phần 2: Tất cả hội đoàn, xã đoàn, đều phải tuân thủ Hiến pháp và các điều luật được chính phủ quốc gia và thành phố nơi họ hoạt động thông qua.

ĐIỀU 10: TÀI SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN CÁ NHÂN ĐỀU BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Phần 1: Tài sản và bất động sản thuộc về cá nhân đều được quyền bất khả xâm phạm. Trong trường hợp ngoại lệ như khi có chiến tranh hoặc khi có sự tối cần thiết để phục vụ nhân dân, Quốc hội hoặc chính phủ địa phương có thể thông qua các điều khoản nhằm quốc hữu hóa tài sản và bất động sản cá nhân nhưng các tài sản này chỉ được phục vụ cho lợi ích quảng đại quần chúng mà thôi. Các sự đền bù thích ứng phải được trả cho các chủ tài sản cá nhân này.

Phần 2: Các cuộc lục soát chinh thức chỉ có thể được thi hành khi một vị Thẩm phán cho phép, hoặc trong trường hợp khẩn cấp khi một sự chậm trễ sẽ gây thiệt hại về tài sản hoặc nhân mạng không thể vãn hồi. Các sự đền bù thích ứng phải được trả cho các chủ nhân tài sản nếu việc lục soát gây ra thiệt hại tài sản hoặc sức khỏe cho họ.

ĐIỀU 11: QUYỀN ĐƯỢC KIỆN TỤNG

Phần 1: Tất cả mọi người Việt Nam đều được quyền bất đồng ý kiến và phản đối công khai bất cứ điều khoản luật lệ nào, hoặc bất cứ công chức nào trong chính phủ quốc gia và thành phố. Tuy nhiên tất cả mọi người Việt Nam đều phải tuân thủ các luật lệ này cho đến khi chúng được rút lại qua các phương cách thích hợp, hoặc phải tuân theo các điều lệnh trong các nghĩa vụ công quyền hợp pháp của các công chức đó cho đến khi họ bị dời đi khỏi chức vụ bởi một quyền lực hợp pháp.

Phần 2: Tất cả mọi người Việt Nam đều có quyền được kiện tụng để thay đổi các điều luật, hoặc thay thế bất cứ công chức nào, cho dù người đó có được bầu hay không, miễn là quá trình kiện tụng phải ôn hòa và qua các cấp chính quyền thích hợp.

Phần 3: Tất cả mọi người bất đồng ý kiến, phản đối, và kiện tụng trong Phần 1 và 2 của Điều luật này đều được bảo đảm rằng họ sẽ được Bản Hiến pháp bảo vệ khỏi bất cứ lời nói hoặc hành động trả thù nào bởi tất cả mọi viên chức chính phủ, các tổ chức, và thường dân khác.

ĐIỀU 12: HẠN ĐỊNH CỦA NHÂN QUYỀN

Phần 1: Một số viên chức nào đó trong chính quyền quốc gia và thành phố có thể không được hưởng tất cả mọi quyền lực kể ra trong Chương này, chẳng hạn như số người phục vụ trong quân đội sẽ bị hạn chế trong việc nói lên ý kiến họ về một số vấn đề an ninh quốc gia. Quốc hội sẽ thông qua các điều khoản luật lệ chi tiết được kể ra trong Phần 1 này.

Phần 2: Quốc hội sẽ thông qua các điều khoản luật lệ, bao gồm nhưng không hạn định trong việc bảo vệ quyền được tự vệ, tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa, lễ nghi phép tắc. Các điều khoản luật lệ này sẽ đặt ranh giới xung quanh nhân quyền nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho số đông người nhất, trong khi không làm thiệt hại bất cứ nhân quyền nào của số người có ý kiến thiểu số.

Phần 3: Một nhân quyền nào đó có thể được hạn định bởi hoặc tùy theo một điều luật định, nhưng điều luật này sẽ áp dụng cho mọi người chứ không chỉ cho một số cá nhân riêng lẻ nào.

Nguồn:http://www.hienphapvietnam.org




             Nhân Quyền Tại Việt Nam

Điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về tình hình Nhân quyền Việt Nam

2009-07-26

Một buổi điều trần về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã diễn ra tại hạ viện Mỹ hôm thứ Năm vừa qua.

AFP photo

Linh mục Nguyễn Văn Lý được công luận trong và ngoài nước biết đến vì bức hình ông bị công an mặc thường phục bịt chặt miệng, trong phiên toà tại Huế

Sự đánh giá của Bộ Ngoại Giao Mỹ về tình trạng nhân quyền và mức độ tự do tôn giáo của Việt Nam không sát thực tế và cần phải thay đổi, phải đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC tức các nước cần đặc biệt quan tâm.

Đó là nhận định và cũng là yêu cầu từ các thuyết trình viên có nhiệm vụ trình bày trước một số vị dân cử Mỹ thường quan tâm đến tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam.

Đây là buổi điều trần đầu tiên của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos diễn ra tại hạ viện với ba diễn giả chính, bà Sophie Richardson của Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, ông Michal Cromartie thuộc Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo, ông Nguyễn Đình Thắng Boat Poeple SOS.

Phía lập pháp Mỹ có sự hiện diện của các dân biểu hai đảng như Chris Smith, Frank Wolf, Joseph Cao Quang Ánh, James McGovern , Zoe Lofgren, Ed Royce, và một số vị khác.

Nạn buôn người

Lên tiếng tại buổi điều trần, ông Nguyễn Đình Thắng phát biểu là bậc hai , mà Việt Nam được Bộ Ngoại Giao Mỹ xếp hạng trong phúc trình thường niên về nạn buôn người , hàm ý Việt Nam đã có tiến bộ trong cố gắng giải quyết tệ nạn này.

…Việt Nam đã bao che cho những hành động buôn người, đè ép thay vì giúp đỡ những công nhân đòi quyền lợi chính đáng , ngăn cản báo chí trong nước loan tải những tin tức liên quan đến các trường hợp buôn người điển hình…

TS Nguyễn Đình Thắng

Với số liệu và hình ảnh thu thập được về những sự việc tồi tệ xảy ra cho phần đông công nhân xuất khẩu ra nước ngoài, điển hình như Malaysia và Jordan, ông Nguyễn Đình Thắng khẳng định lẽ ra Việt Nam phải ở bậc ba tức bậc xấu nhất của các nước có vấn đề trong phúc trình buôn người của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Ông nói Bộ Ngoại Giao Mỹ phải dứt khoát hơn khi xếp hạng Việt Nam về thứ bậc tốt xấu trong phúc trình thường niên kỳ tới.

“Trong lúc cùng với nhiều quốc gia xuất khẩu lao động ra nước ngoài , Việt Nam đã bao che cho những hành động buôn người, đè ép thay vì giúp đỡ những công nhân đòi quyền lợi chính đáng , ngăn cản báo chí trong nước loan tải những tin tức liên quan đến các trường hợp buôn người điển hình, gạt bỏ nỗ lực hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức ngoài chính phủ trong cố gắng đưa công nhân bị khó khăn trở về nước.”

Nêu thí dụ về 261 lao động Việt qua Jordan hồi năm ngoái đã bị chủ bắt làm việc 16 tiếng mỗi ngày mà lương tháng thấp hơn mức ký trong hợp đồng, ông Nguyễn Đình Thắng nhấn mạnh đây là một trường hợp buôn người điển hình mà Việt Nam phải xứ lý bởi trước giờ các công ty môi giới đưa công nhân đi nước ngoài đều trực thuộc cơ quan chính phủ tức Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội:

“Rất khôn khéo trong việc lựa chọn và chống trả, Việt Nam được coi là thành công trong lãnh vực phòng chống nạn buôn người vào đường mãi dâm và đã dùng điều ấy để chứng tỏ cho thế giới rằng họ thật là tích cực trong công tác phòng chống và giải quyết tệ nạn buôn người về mọi mặt.”

Nhân quyền xuống cấp

Thuyết trình viên Michael Cromartie thuộc USCIRF, Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới:

“Tôi đã sang Việt Nam năm 2007 và mới đây năm 2009, theo tôi thì nhân quyền ở Việt nam đã xuống cấp nghiêm trọng hai năm trở lại đây.”

Ông nhắc lại từ năm 2001 Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới từng mỗi năm yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ liệt Việt Nam vào danh sách CPC.

Năm 2004 và 2005 Việt Nam lọt vào danh sách CPC các nước cần đặc biệt lưu tâm vì không tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân. Đến năm 2006, trước khi chính thức gia nhập WTO Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, tên Việt Nam được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút khỏi danh sách CPC vì cho rằng Hà Nội đã có nhiều cố gắng cải thiện tình trạng tôn giáo trong nước.

Vẫn theo lời ông Michael Cromartie, gần đây vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Mihalak, đã tuyên bố là không có đủ bằng chứng để kéo Việt Nam trở lại danh sách CPC:

“Đương nhiên chúng tôi không đồng ý với nhận định này. Bằng chứng rõ ràng là Việt Nam có nhiều tù nhân lương tâm, nhiều người bị ép buộc từ bỏ đức tin, chính sách kỳ thị phân biệt đối xử tôn giáo vẫn tồn tại, những người sắc tộc là đối tượng bị đàn áp, bị cưỡng ép bỏ đạo, công an bắt giữ những ai lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo tự do thờ phượng, gần đây thì những chuyện như sách nhiễu bắt bớ gây khó dễ đã xảy ra đối với các luật sư chuyên bênh vực và tranh đấu cho tự do tôn giáo hay quyền con người.”

Thuyết trình viên Sophie Richardson thuộc Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch nói rằng bà hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tiếng là có cải thiện nhưng thực tế cho thấy quyền con người đã bị chà đạp nghiêm trọng qua những hành động mạnh tay như bắt bớ đối lập, lạm dụng sức lao động của công nhân xuất khẩu ra nước ngoài, phân việt đối xử các cộng đồng sắc tộc nhất là người Thượng ở Tây Nguyên và người H’mong ở miền Bắc. Bày tỏ cảm tưởng về buổi điều trần, bà nói:

Tôi đã sang Việt Nam năm 2007 và mới đây năm 2009, theo tôi thì nhân quyền ở Việt nam đã xuống cấp nghiêm trọng hai năm trở lại đây.

Ông Michael Cromartie, USCIRF

“Tôi nghĩ đây là một nhóm dân cử rất thông hiểu, rất nhiệt tình muốn biết, muốn thay đổi tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam bên cạnh các vấn đề khác của quốc gia này như chuyện đàn áp người bất đồng chính kiến, phong tỏa Internet, ngăn chận bloggers, bắt bớ ký giả và nhiều sự việc quan trọng khác nữa...

Một trong những điểm tích cực của buổi điều trần hôm nay là ý muốn đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC mà chí ít có thể dẫn tới một cuộc bàn thảo đúng đắn hơn về dự thảo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ở quốc hội, dẫn tới thái độ cương quyết hơn từ phía hành pháp Mỹ cũng như phía Việt Nam. Tôi hy vọng buổi điều trần có thể gởi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền Việt Nam rằng lập pháp Mỹ không chỉ bày ra để thảo luận cho có chuyện...”

Không có tự do tôn giáo

Tiếp phần hỏi đáp sau buổi điều trần, dân biểu Ed Royce, thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos, nhấn mạnh rằng đây là bằng chứng xác thực về vấn đề đang xảy ra ở Việt Nam mà không ai có thể nói đó không phải là đàn áp tôn giáo. Điều này cho thấy cần đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Với câu hỏi ông nghĩ sao về ý kiến đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, dân biểu Frank Wolf trả lời một cách gián tiếp rằng phải chăng hành pháp Mỹ thất bại trong chuyện này, đại sứ Mỹ ở Việt Nam cũng thất bại trong chuyện này, thế thì đến lúc nên có một ông đại sứ khác cho Việt Nam.

Dân biểu Chris Smith, tác giả dự thảo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam mà hai lần được thông qua ở hạ viện nhưng gặp trở ngại khi chuyển lên thượng viện, nói rằng phải tiếp tục và tiếp tục thúc đẩy hầu dự thảo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam phải được quốc hội Mỹ thông qua.

Ông phát biểu tiếp là Hoa Kỳ cần hành động nhiều hơn nữa và rất may mắn là một số vị dân cử lưỡng đảng đã rất chú tâm đến thực trạng thiếu nhân quyền cũng như không có tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thanh Trúc tường trình từ Washington.

                                                                                                                  

Hoa Kỳ: Nhân quyền tại Việt Nam vẫn không được cải thiện

2009-02-26

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư 25-2 đã công bố bản phúc trình nhân quyền năm 2008, đề cập tới tình trạng tiếp tục đàn áp nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.

RFA PHOTO

Hôm 25-2-2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức họp báo công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới.


Bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2008 của Bộ Ngọai Giao Mỹ lưu ý về hành động vi phạm nhân quyền tiếp diễn đáng ngại tại nhiều nơi, từ Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Việt Nam cho tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, một số nước ở Trung Đông, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.

Lên tiếng trong lời mở đầu cho bản phúc trình nhân quyền 2008, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết: “Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.”

Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.

Ngọai trưởng Hillary Clinton

Nhân quyền tại VN

Phần dành cho Việt Nam mở đầu với nhận xét rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với dân số khỏang 86 triệu, là một nước độc đóan do Đảng CSVN cai trị.

Cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng 5 năm 2007 đã diễn ra trong không khí thiếu tự do mà cũng chẳng công bằng, vì tất cả ứng cử viên đều bị xem xét nghiêm ngặt bởi Mặt Trận Tổ Quốc - tổ chức ngọai vi của Đảng Cộng Sản có nhiệm vụ theo dõi các tổ chức quần chúng.

Vẫn theo bản phúc trình thì thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn chưa thỏa đáng, khi nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do bày tỏ cảm nghĩ, tự do hội họp; cùng với hành động đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ các nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.

HumanRights-report-VN-305.jpg
Phần về Việt Nam trong phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bản phúc trình cho biết vào cuối năm ngóai, Hà Nội giam cầm ít nhất 35 tù nhân chính trị, đồng thời trích dẫn lời của các quan sát viên quốc tế nói rằng con số này còn cao hơn nhiều - đã lên tới hàng trăm.

Bản phúc trình cũng đề cập tới hành động đàn áp, giam cầm của công an, tình trạng kỳ thị sắc tộc, buôn bán phụ nữ, trẻ em tiếp diễn, những người hoạt động tích cực cho công đòan thì bị bắt giữ, hù dọa trong khi chính phủ hạn chế quyền của công nhân.

Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Bản phúc trình đặc biệt lưu ý tới tệ nạn tham nhũng lan tràn, đề cập tới nhiều trường hợp tham nhũng của các quan chức, và nêu rõ tình trạng thiếu minh bạch trong việc giới cầm quyền thu hồi, chiếm dụng đất đai của người dân, buộc họ phải di dời để dành chỗ thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng.

Tiểu tựa “Tham nhũng trong chính phủ và vấn đề minh bạch” của bản phúc trình mở đầu rằng: “Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả, khiến nhiều khi các quan chức dính líu tham nhũng không bị trừng phạt. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam”.

Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, bản phúc trình cho biết hiến pháp và các nghị định của chính phủ Việt Nam có quy định về tự do thờ phượng, nhưng khó khăn tiếp diễn trong việc thực hiện Khung Pháp lý về Tôn giáo.

Rắc rối chủ yếu diễn ra tại cấp địa phương, nhưng trong một số trường hợp, chính quyền trung ương cũng đình hõan việc thực thi khung pháp lý này.

Bản phúc trình lưu ý rằng những Giáo hội bị hạn chế nghiêm trọng khi họ tổ chức những hoạt động mà nhà cầm quyền xem là mang tính chính trị hay thách thức quyền lực của họ, nhất là có liên quan đến Giáo Hi Phật giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội “Tại Gia” của người thiểu số Tây Nguyên…

Vẫn còn nhiều hạn chế

Mặc dù Hà Nội lập luận rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được thành quả lớn lao trong việc bảo đảm và phát triển tự do của người dân trong mọi lãnh vực, kể cả các quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin, nhưng bản phúc trình năm nay của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận, đặc biệt liên quan đến những phát biểu chỉ trích giới lãnh đạo, hay xúc tiến nền chính trị đa nguyên hoặc nền dân chủ đa đảng.

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.

Karen Steward, Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ

Bản phúc trình không quên nêu lên trường hợp công an Việt Nam hồi tháng 9 năm ngóai đã đánh đập một ký giả của hãng thông tấn AP, khi ông đến nơi để làm phóng sự về buổi cầu nguyện của Giáo dân  tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.

Liên quan tới các vấn đề này, bà Karen Steward, Quyền Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tuyên bố rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.”

Vẫn theo bà Steward, thì nói chung Hoa Kỳ nhận thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.

Ngoài Việt Nam, bản phúc trình nhân quyền 2008 của Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, chỉ một tuần sau khi Ngọai trưởng Hillary Clinton hạ thấp mối quan ngại nhân quyền khi bà viếng thăm Bắc Kinh, tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền không nên gây trở ngại cho công cuộc hợp tác song phưong để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng và những vấn đề quan trọng khác

Theo Bạn, Nhân quyền tại Việt Nam đã thật sự được tôn trọng chưa? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng tham gia thảo luận tại
Trang blog Ban Việt ngữ RFA


Bản phúc trình cũng không bỏ qua Liên Bang Nga, cho rằng các quyền tự do dân sự ở đó “đang bị bao vây”, và lưu ý về tình trạng tung ra những luật lệ han chế các nhóm phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, kể cả Internet.

Qua việc theo dõi tình hình nhân quyền tại hơn 190 quốc gia trong năm ngóai, bản phúc trình của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích những nước khác, kể cả Bắc Hàn, Miến Điện, Iran, Iraq, Syria, Afghanistan, Cuba, Somalia, Zimbabwe.

Về tình hình nhân quyền tại chính Hoa Kỳ, qua đọan mở đầu gây nhiều ngạc nhiên, bản phúc trình nhìn nhận những mối quan ngại của thế giới về thành tích nhân quyền tại chính nước Mỹ, sau khi có nhiều cáo giác liên quan hành động tra tấn, sách nhiễu tù nhân bị bắt trong “Cuộc chiến chống khủng bố” của Hoa Kỳ.

 

Hoa Kỳ quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

2009-10-16

Hôm 14-10, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra một thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Photo: RFA

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trong một dịp trả lời phỏng vấn RFA” (hình minh hoạ)

Tòa đại sứ Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm đặc biết đối với các bản án dành cho 9 nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam vào hồi tuần rồi, cùng với các vụ việc xảy ra gần đây với các tăng sinh chùa Bát Nhã.

Đây là một hành động mà Bộ Ngọai giao Việt Nam cho là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”. Riêng đối với những người Mỹ gốc Việt, họ nghĩ gì về vấn đề này?

Toà đại sứ Mỹ lên tiếng

Bản Thông cáo Báo chí của Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đề cập đến các bản án của những nhà đấu tranh dân chủ vừa bị kết án tuần vừa rồi, cùng với vụ bắt giam nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng như việc giải tán tu viện Bát Nhã của chính phủ Việt Nam.

Phía Đại Sứ quán Hoa Kỳ cho rằng các nhà dân chủ chỉ đơn giản bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa và điều này hoàn toàn không gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Ngòai ra, với việc giải tán tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam đã đi ngược lại với các cam kết quốc tế về quyền con người.

Việc ra Thông cáo báo chí của Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gây rất nhiều chú ý đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Nói về vụ việc xảy ra ở tu viện Bát Nhã, bà Đỗ Quyên, một phật tử sống ở miền nam California, cho rằng:

Tôi hy vọng tiếng nói của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp cho các tăng ni Bát Nhã được thỏa nguyện. Mà nguyện vọng của họ rất giản dị, chỉ là được tu tập với nhau một cách hợp pháp.

Bà Đỗ Quyên, CA

Không phải là Chính phủ Hoa Kỳ không, mà hiện nay là cả thế giới họ đang nghe tiếng nói của rất nhiều phật tử quốc tế.

Cho nên tôi hy vọng là tiếng nói của những người phật tử đó sẽ tới tai chính quyền của các quốc gia tân tiến bên đây. Nếu đồng lọat họ có tiếng nói với Chính phủ Việt Nam thì lúc đó nó sẽ có ảnh hưởng rất tốt.

Chính phủ Mỹ là một trong những chính phủ rất mạnh nên tất nhiên tiếng nói của họ cũng có trọng lượng lắm. Hơn nữa, số thiền sinh học theo pháp môn Làng Mai tại Mỹ rất đông và cũng có rất nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội.

Cho nên, tôi cũng hy vọng tiếng nói của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp cho các tăng ni Bát Nhã được thỏa nguyện. Mà nguyện vọng của họ rất giản dị, chỉ là được tu tập với nhau một cách hợp pháp.


Bản Thông cáo trên của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng các Công ước Quốc tế về quyền con người và lập tức trả tự do cho những người bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa để bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số người Mỹ gốc Việt, việc ra Thông cáo tuy có gióng lên một “tiếng nói có trọng lượng” nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Giáo sư Đòan Viết Họat, hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia, để đạt được hiệu quả mong muốn trong vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, thì cần phải gắn vấn đề nhân quyền vào trong mọi quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông nói:

Tôi nghĩ rằng tuyên bố thế vẫn chưa đủ vì thực sự Việt Nam đã làm như vậy và cũng sẽ tiếp tục làm như vậy nếu mà không có những hành động cụ thể hơn ngòai những tuyên bố.

Tất nhiên, tuyên bố thì mình rất ủng hộ. Nhưng thực sự tôi nghĩ Hoa Kỳ đứng trên một vị thế có thể làm hơn thế chứ không phải chỉ có tuyên bố.

Nhân quyền trong bang giao Mỹ-Việt

Điều mà chúng tôi vẫn luôn luôn đòi hỏi và yêu cầu đó là phải gắn liền tình hình cải thiện nhân quyền vào trong mọi quan hệ với Việt Nam, kể cả những quan hệ giúp đỡ về tài chính chẳng hạn. Hiện nay thì vấn đề cải thiện nhân quyền vẫn chưa được đặt như là một điều kiện trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, tôi nghĩ rằng cái đó vẫn chưa đủ.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Trưởng ban Phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, cho rằng trước đây Hoa Kỳ đồng ý đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) về vấn đề tôn giáo là do sách lược ngọai giao cộng với những biểu hiện bề ngòai cho thấy sự cải thiện của Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam chưa hoàn toàn có tự do tôn giáo. Tuy nhiên, theo ông, việc ra Thông cáo báo chí cũng là một hành động tích cực của Bộ ngọai giao Hoa Kỳ. Giáo sư cho biết:

Cần phải gắn liền tình hình cải thiện nhân quyền vào trong mọi quan hệ với Việt Nam, kể cả những quan hệ giúp đỡ về tài chính chẳng hạn. Hiện nay vấn đề nhân quyền vẫn chưa được đặt như là một điều kiện trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, tôi nghĩ rằng cái đó vẫn chưa đủ.

GS Đòan Viết Họat

Việc mình có mừng với cái Thông cáo báo chí của Bộ Ngọai giao không thì mình mừng vì đây là lần đầu tiên mà Bộ ngọai giao Hoa Kỳ qua Sứ quán tại Việt Nam đã lên tiếng khẳng định nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

Chúng tôi ước mong rằng Bộ ngọai giao bước thêm một bước nữa là thừa nhận, xác nhận là qua vụ Bát Nhã, qua vụ đàn áp Công Giáo tại Huế, Đồng Hới, Hà Nội thì cần phải đưa Việt Nam trở lại CPC.

Giáo sư Trang cũng cho biết thêm, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã gửi một bức thư cho Tổng thống Barack Obama vào tháng 8 để vận động Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền, đồng thời đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. 

Trong khi đó, về phía Việt Nam, Bộ Ngọai giao Việt Nam cho rằng hành động của Đại sứ quán Hoa Kỳ là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Liệu dư luận có đồng tình với phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam? Trong bài tường trình tiếp theo, Khánh An sẽ gửi đến quý vị những ý kiến xung quanh về vấn đề này.

 

Bảy Quyền Tự Do Căn Bản Cuả Con Người

Bảy quyền Tự Do căn bản của con người sống trện trái đất đã được minh định trong Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên phải tuân thủ và phải thực hành một cách nghiêm chỉnh như sau:

1- Quyền tự do Cư Trú
2- Quyền tự do Vãng Lai
3- Quyền tự do Tư Hữu
4- Quyền tự do Ngôn Luận và Tín Ngưỡng
5- Quyền tự do Hội Họp và Lập Hội
6- Quyền tự do Ứng Cử và Bầu Cử
7- Quyền tự do Hành Nghề và Thăng Tiến


Bao nhiêu người dân Việt Nam biết được 7 quyền tự do căn bản nầy...?!

Bao nhiêu công nhân viên nhà nước Việt Nam biết được  7 quyền tự do căn bản nầy ...?!
 
Làm thế nào để toàn dân ta biết được quyền làm người của mình trên đất nước Việt Nam ..?


Nhà cầm quyền Việt nam đã và đang chà đạp và thủ tiêu Quyền Làm Ngươì cuả đồng bào trong nước ... Bằng chứng là bắt giam và cầm tù những ngươì yêu nước chân chính đã lên tiếng noí baỏ vệ Quyền Làm Ngươì và Quyền Làm Dân như:


- Linh Mục Nguyễn Văn Lý

- Luật Sư Lê Thị Công Nhân
- Luật Sư Nguyễn Văn Đoài
- Luật Sư Lê Công Định
- Ông Nguyễn Tiến Trung                       

- Ông Trần Anh Kim
- Ông Nguyễn Sỹ Bình
- Ông Nguyễn Xuân Nghiã

-
Ông Trần Đức Thạch
Ông Vũ Hùng
- Ông Phạm Văn Trội
- Ông Ngô Quỳnh
- Ông Nguyễn Văn Tính
- Ông Nguyễn Văn Túc
- Ông Nguyễn Kim Nhàn
- Ông Nguyễn Mạnh Sơn ....
 

Làm thế nào để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền ...?

Kính mời quý vị tham luận... điện thư về: thuky@vietnamvanhien.org


( Những góp ý xây dựng cuả quý vị sẽ được đăng tải trên trang nầy, điạ chỉ điện thư cuả ngươì gởi sẽ được giữ kín )  



 


Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng !
Đây là hình ảnh trung thực cuả một thãm cảnh Nhân Quyền tại Việt Nam. Hình ảnh cuả thế kỷ 21, một nhà tu bị cồng tay và bịt miệng khi mang ngài ra trước caí goị là toà án cuả một chế độ độc tài công an trị, chỉ vì ngài yêu cầu được Tự Do Tín Ngưỡng và Tự Do Ngôn Luận. Một hình ảnh thương tâm đã và đang làm cho thế giới kinh hoàng trước thãm cảnh phi nhân và tàn bạo cuả nhà cầm quyền Việt Nam !
 




37 nghị sĩ Mỹ yêu cầu VN trả tự do cho LM. Nguyễn Văn Lý

2009-07-03

Một nhóm nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, hôm mồng một tháng 7 đã gởi văn thư đến chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu “trả tự do tức khắc và vô điều kiện” cho linh mục Nguyễn Văn Lý.

AFP photo

Linh mục Nguyễn Văn Lý được công luận trong và ngoài nước biết đến vì bức hình ông bị công an mặc thường phục bịt chặt miệng, trong phiên toà tại Huế

Linh mục Nguyễn Văn Lý một nhân vật bất đồng chính kiến, bị kết án 8 năm tù hồi năm 2007 , vì các hoạt động đấu tranh ôn hoà cho tự do tôn giáo.

Quyền dân sự và chính trị

Trong văn thư gởi đến chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, 37 nghị sĩ Mỹ yêu cầu nhà lãnh đạo của Hà Nội trực tiếp can thiệp cho trường hợp của linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, bị đưa ra toà xét xử trong phiên nhóm kéo dài nửa ngày tại Huế, hôm 30 tháng 3 năm 2007, với bản án 8 năm tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Nhóm 37 nghị sĩ Hoa Kỳ cùng ký tên vào bức thư gởi ông Nguyễn Minh Triết được đại diện bởi  nghị sĩ Dân Chủ Barba Boxer và nghị sĩ Cộng Hoà Sam Brownback.

Trong thư có đoạn nhấn mạnh rằng, phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý là một sự “sai phạm trầm trọng”  hoặc “ một kẻ hở” trong luật pháp Việt Nam, vì vị lãnh đạo tinh thần này chỉ đấu tranh ôn hoà cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.

Hơn nửa trong phiên toà chỉ kéo dài 4 giờ đồng hồ , linh mục Nguyễn Văn Lý không được quyền có luật sư biện hộ cho mình và cũng không được phép trình bày công khai lý lẻ, lập luận của mình. Khi ông muốn lên tiếng thì đã bị nhân viên công lực bịt miệng tức khắc và áp giải khỏi phòng xử.

Hoạt động đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của linh mục Lý được công luận trong và ngoài nước biết đến và bức hình ông bị công an mặc thường phục bịt chặt miệng, trong phiên toà tại Huế, đã được phổ biến bằng đủ mọi phương tiện truyền thông trên toàn cầu.

Các nghị sĩ Mỹ ký tên vào bức thư này cấp thiết yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền dân sự và chính trị quy định bởi hiến chương liên hiệp quốc, mà Hà Nội đã ký kết với tư cách là một thành viên.

Công ước quốc tế này nói rõ,  là mọi công dân phải được quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự  do ngôn luận, vì thế linh mục Nguyễn Văn Lý phải được trả hoàn toàn tự do, mà không bị bất cứ một sự giới hạn, ràng buộc  hay kiểm soát nào.

Danh sách CPC

Xin được nhắc lại là hồi năm 2004, bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi tên Việt Nam vào danh sách CPC, tức là những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì không có tự do tôn giáo.

Đến tháng 11 năm 2006, trước chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ George W Bush sang thăm Việt Nam,  Hà Nội được xoá tên khỏi danh sách CPC, nhờ những cam kết cho phép các tôn giáo được tự do hoạt động, đồng thời cũng hứa sẽ chấm dứt việc sử dụng bạo lực, đối với các phong trào đấu tranh cho dân chủ.

Trong câu chuyện với ban Việt Ngữ chúng tôi, bà Maran Turner, giám đốc điều hành Freedom Now, là tổ chức đấu tranh nhân quyền có trụ  sở tại vùng thủ đô Washinghton, Hoà Kỳ, tuyên bố, Hà Nội không quan tâm gì đến những lời kêu gọi yêu cầu họ cải tiến dân chủ, nhân quyền.

Thời gian gần đây, một khi được rút tên khỏi danh sách CPC, chánh phủ Việt Nam lại gia tăng bắt bớ nhiều vị lãnh đạo tinh thần, nhiều nhà báo cũng như bloggers.

Bà kêu gọi công luận quốc tế, các tổ chức nhân quyền, chánh phủ Obama hãy can thiệp tích cực với Hà Nội để họ sớm trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm còn ngồi tù, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý.

Trong trường hợp Hà Nội không thoả mãn yêu sách đó, thì việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC là chuyện mà Washington cần phải nên xúc tiến:

Ông Michael Cromatie, phó chủ tịch uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ được Hà Nội cho phép vào nhà  tù thăm linh mục Nguyễn Vă Lý hồi tháng 5 vừa qua. Ông cho biết linh mục Lý đang bị giam giữ riêng,  mà không rõ vì lý do gì. Uỷ ban cũng yêu cầu ngoại trưởng Hillary Clinton sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Hai dân cử Mỹ luôn ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với Hà Nội là các nghị sĩ Dân Chủ John Kerry và John Mc Cain của đảng Cộng Hoà đã không ký tên vào bức thư gởi lãnh đạo Việt Nam

Ngoài ra, khi liên lạc về giáo xứ Thái Hà, nơi từng xảy ra những vụ biểu tình , xuống đường đòi nhà nước trả đất đai cho giáo hội, ông Mẫn nói, rất vui khi đón nhận tin linh mục Lý được các nghị sĩ Mỹ can thiệp với nhà nước yêu cầu trả tự do cho ông, nhưng chắc chắn là tin đó sẽ không được dân chúng biết đến.

Trong thư gởi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết , 37 nghị sĩ Hoa Kỳ cũng yêu cầu Hà Nội cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khoẻ cũng như về điều sinh hoạt của linh mục Nguyễn Văn Lý trong trại giam.

Được biết hai dân cử Mỹ luôn ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với Hà Nội là các nghị sĩ Dân Chủ John Kerry và John Mc Cain của đảng Cộng Hoà đã không ký tên vào bức thư gởi lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả ngay linh mục Nguyễn Văn Lý.

nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net